Dày thất trái có phải căn bệnh nguy hiểm? Câu trả lời là “Có”. Bởi dày thất trái lâu ngày không được điều trị có thể gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim,... Vậy làm sao để ngăn ngừa tình trạng bệnh này tiến triển? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết điều đó.

Dày thất trái là gì?

Vậy, thất trái là gì? Đó là buồng tim bên dưới, nằm bên trái quả tim, nơi chứa máu giàu oxy, đưa máu qua van động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Do đó, dày thất trái là sự dày lên của thành tim, gây cản trở khả năng bơm máu vào van động mạch chủ, khiến cơ thể không nhận đủ lượng máu cần thiết.

Nguyên nhân gây dày thất trái

Những nguyên nhân tác động khiến thành thất trái dày lên có thể kể đến:

  • Huyết áp cao: Đây là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất của dày thất trái. Bởi tăng huyết áp lâu ngày làm tăng áp lực cho tim khiến tim hoạt động nhiều hơn từ đó khiến dày thất trái của tim.
  • Hẹp van động mạch chủ: Do thất trái bơm máu đi qua van động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Nên khi van động mạch chủ hẹp khiến máu không đủ nuôi cơ thể. Điều này làm tâm thất trái phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đi nuôi cơ thể. Lâu dần, tác động gây dày thất trái.
  • Bệnh phì đại cơ tim: Căn bệnh di truyền này xảy ra khi cơ tim trở nên dày bất thường, ngay cả với huyết áp hoàn toàn bình thường, khiến tim khó bơm máu hơn.

Triệu chứng của dày tâm thất trái

Triệu chứng mới đầu của dày thất trái thường không biểu hiện ra bên ngoài khiến người bệnh khó phát hiện ra bệnh. Và thường chỉ phát hiện ra khi đi khám định kỳ. 

Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ rệt. Cụ thể:

  • Khó thở.
  • Đau ngực, tức ngực.
  • Mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Đôi khi chóng mặt ngất xỉu.

Nhưng nếu những triệu chứng của bạn, xuất hiện những dấu hiệu như sau, hãy gọi ngay cấp cứu để được hỗ trợ kịp thời nhất:

  • Khó thở nghiêm trọng, cảm giác nghẹn không thở được.
  • Đau tức ngực trái kéo dài hơn vài phút.
  • Cảm thấy choáng váng và mất ý thức.
  • Cảm thấy trống ngực liên hồi kèm nhói ngực.

xuat-hien-con-kho-tho-nghiem-trong,-dau-that-nguc-keo-dai-la-thoi-diem-ban-can-goi-cap-cuu-ngay

Xuất hiện cơn khó thở nghiêm trọng, đau thắt ngực kéo dài là thời điểm bạn cần gọi cấp cứu ngay

Thành thất trái dày có nguy hiểm không?

Câu trả lời là “Có”. Bởi phì đại tâm thất trái lâu ngày làm thay đổi cấu trúc và hoạt động của tim. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể làm:

  • Tim suy yếu.
  • Giảm cung lượng máu cho tim 
  • Rối loạn nhịp tim 
  • Động mạch xơ cứng và mất tính đàn hồi, khiến tim tăng áp lực.
  • Hạn chế khả năng bơm máu của động mạch, khiến cơ thể thiếu hụt lượng máu nghiêm trọng.

Những điều này sẽ dẫn đến hậu quả hay gọi là các biến chứng của dày thất trái bao gồm:

Dày thất trái có chữa được không?

Bệnh dày thất trái là căn bệnh mãn tính nên để nói chữa khỏi là điều rất khó. Tuy nhiên, ta có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển bằng y học tiến triển và sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ:

  • Thuốc ức chế men chuyển ( UCMC): Với công dụng giãn mạch, giúp hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng máu đến tim, bảo vệ nội mạc mạch máu. Tuy nhiên, tác dụng phụ gây ho dai dẳng khiến người bệnh ho khan và mệt mỏi. 

Do đó, nếu tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới chất lượng sống của bạn, hãy liên hệ với bác sĩ để đổi thuốc.

Ví dụ: Captopril, enalapril,...

  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: Với công dụng giống như thuốc ức chế men chuyển. 

Tuy nhiên lại không có công dụng bảo vệ nội mạc mạch máu. Nhưng cải thiện được tình trạng ho của thuốc ức chế men chuyển.

Ví dụ: Losartan (Cozaar)

  • Thuốc chẹn kênh canxi: Loại thuốc chẹn (ngăn cản ) canxi xâm nhập vào các tế bào của tim và mạch máu giúp giãn mạch và hạ huyết áp.

Ví dụ: Amlodipine (Norvasc) và diltiazem (Cardizem, Tiazac).

  • Thuốc lợi tiểu: Giúp giảm lượng chất lỏng trong mạch máu, giảm áp lực cho tim từ đó giúp hạ huyết áp.

Ví dụ: Chlorthalidone và hydrochlorothiazide

  • Thuốc chẹn beta: Một trong lựa chọn đầu tay của bác sĩ điều trị huyết áp.

Ví dụ: Atenolol

cac-loai-thuoc-dieu-tri-day-that-trai hien-nay-giup-ngan-ngua-tien-trien-benh-chu-rat-kho 

Các loại thuốc điều trị dày thất trái hiện nay giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh, chứ rất khó 

Những lưu ý khi mắc bệnh dày thất trái

Theo tổ chức y tế thế giới một trong bốn vấn đề chăm sóc sức khỏe toàn diện và bền vững hay gọi tắt là 4T: Tinh thần, Thể thao, Thực đơn và Thuốc điều trị của bác sĩ song song với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hiện nay, việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền đang là xu hướng lựa chọn hàng đầu của bác sĩ trong và ngoài nước. Cụ thể:

Lưu ý về 3T đầu

Để chăm sóc sức khỏe toàn diện và bền vững, bạn nên lưu tâm và kiên trì thực hiện:

  • Chế độ ăn nhạt, giảm muối và mì chính bơi thành phần chính của muối là Natri gây tích tụ nước, làm tăng áp lực cho tim.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc như: Bơ, chuối, cam, súp lơ,...
  • Hạn chế ăn thịt đỏ và nội tạng động vật hay thực phẩm dầu mỡ, đóng hộp. Thay vào đó, nên ăn cá như: Cá hồi, cá chép,...
  • Không nên sử dụng đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải, vui vẻ, tránh áp lực và lo lắng.
  • Thể thao 30’/ngày, duy trì thường xuyên giúp tăng cường hệ tuần hoàn bàng hệ, tăng lưu thông máu. 

Thực phẩm thảo dược tốt với người bệnh dày thất trái

Hiện nay, việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền đang là xu hướng lựa chọn hàng đầu của bác sĩ trong và ngoài nước. Do đó, việc lựa chọn nguồn gốc cần lưu tâm hơn, nên chọn những loại thảo dược đã được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn như: Đan sâm, hoàng đằng, cao natto,... giúp ổn định huyết áp, tăng sức co bóp, tăng cường lưu thông máu, giúp lòng mạch thông thoáng, máu lưu thông dễ dàng hơn, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Bài viết trên chia sẻ về “Dày thất trái là gì? Có nguy hiểm không?” mong đã giúp bạn có thêm hành trang phòng tránh bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc thảo dược được kiểm chứng lâm sàng giúp bảo vệ tim mạch một cách toàn diện. 

Nếu bạn còn băn khoăn cần giải đáp, hãy để lại bình luận tại bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất. 

Dược sĩ Đông Tây

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/left-ventricular-hypertrophy/symptoms-causes/syc-20374314#:~:text=Left%20ventricular%20hypertrophy%20is%20enlargement,the%20rest%20of%20the%20body

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/left-ventricular-hypertrophy/diagnosis-treatment/drc-20374319

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21883-left-ventricular-hypertrophy

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-problems-and-causes/what-is-left-ventricular-hypertrophy-lvh

https://www.medstarhealth.org/services/left-ventricular-hypertrophy

 

Bình luận