Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm bởi có thể gây biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ. Hiểu rõ các nguyên nhân thiếu máu cơ tim sẽ giúp bạn điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng hiệu quả hơn.

Thiếu máu cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Thiếu máu cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Các nguyên nhân thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim thường do 3 nguyên nhân xơ vữa động mạch, co thắt mạch vành và rối loạn chức năng vi mạch gây ra. Trong đó rối loạn chức năng vi mạch là nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cơ tim ở người đái tháo đường, tăng huyết áp nhưng ít được chú ý.

Xơ vữa động mạch vành

Đây là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim phổ biến và được nhiều người biết đến nhất. Bình thường lòng mạch vành sẽ trơn nhẵn để máu dễ dàng lưu thông đến tim. Tuy nhiên vì một lý do hay bệnh lý nào đó như stress căng thẳng, lối sống thiếu lành mạnh, tiểu đường... lòng mạch vành sẽ bị tổn thương. Điều này tạo điều kiện cho cholesterol trong máu tích tụ lại và gây xơ vữa động mạch vành. Các mảng xơ vữa này khiến lòng mạch hẹp dần và làm giảm lượng máu đến tim.

Mảng xơ vữa có thể tồn tại ở thể cứng hoặc mềm. Ở thể cứng, chúng thường phát triển khá ổn định với biểu hiện là các cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện khi leo cầu thang hoặc gắng sức. Ngược lại mảng xơ vữa mềm lại không ổn định. Chúng dễ bị nứt, vỡ dưới áp lực dòng máu. Điều này có thể gây tắc nghẽn dòng máu đột ngột, làm xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim cấp đe dọa tính mạng.

Rối loạn chức năng vi mạch

Trong 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rối loạn chức năng vi mạch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến thiếu máu cơ tim, đặc biệt là ở người tăng huyết áp, đái tháo đường, kể cả khi họ không có mảng xơ vữa.

Vi mạch vành là những mạch máu nhỏ, ẩn sâu trong tế bào cơ tim. Nếu ví các động mạch vành lớn là “quốc lộ” thì những vi mạch chính là “các con đường nhỏ” dẫn đến từng nhà. Đây chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi oxy và dưỡng chất trực tiếp giữa dòng máu và tế bào tim.

Khi bị hệ thống vi mạch vành bị rối loạn, máu vẫn di chuyển tới tim nhưng các chất dinh dưỡng và oxy trong máu sẽ không được hấp thu đầy đủ vào cơ tim. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim mạn tính.

Theo PGS. Tạ Mạnh Cường, PGĐ bệnh viện Tim trung ương: Tuần hoàn mạch vành chỉ khỏe mạnh khi đầu vào là các động mạch vành (mạch máu lớn) thông suốt và đầu ra là các vi mạch vành (mạch máu nhỏ) không bị ách tắc. Bất cứ rối loạn nào trong hệ thống này đều làm xuất hiện các cơn thiếu máu cơ tim.

Rối loạn chức năng vi mạch là nguyên nhân thiếu máu cơ tim ở người tăng huyết áp, tiểu đường

Rối loạn chức năng vi mạch là nguyên nhân thiếu máu cơ tim ở người tăng huyết áp, tiểu đường

Co thắt động mạch vành

Co thắt động mạch vành là tình trạng tắc hẹp thoáng qua của động mạch vành. Tuy ít gặp nhưng đây cũng là một nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ và các cơn đau thắt ngực nguy hiểm. Trong y học, đau thắt ngực do co thắt mạch được gọi là đau thắt ngực Prinzmetal hoặc đau thắt ngực biến thể với biểu hiện đặc trưng đau thắt ngực khi nghỉ ngơi lúc về đêm hoặc sáng sớm trong khoảng 5 - 15 phút.

Co thắt mạch vành thường bị kích hoạt bởi tâm lý căng thẳng quá mức, thời tiết chuyển lạnh đột ngột, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích gây co mạch như cocain và amphetamine. Tình trạng này nếu xảy ra trên nền động mạch vành đã có mảng xơ vữa sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng người bệnh.

Tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ có thể được kiểm soát bằng rất nhiều phương pháp. Bạn hãy liên hệ với các chuyên gia Tim mạch theo số 0981 238 219 để được tư vấn chi tiết.

ĐT-219.jpg

Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim

Bên cạnh 3 nguyên nhân bệnh thiếu máu cơ tim trực tiếp kể trên, các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng đóng vai trò rất quan trọng gây nên bệnh thiếu máu cơ tim:

  • Stress, căng thẳng: Điều này sẽ kích thích làm tăng co thắt mạch vành, ảnh hưởng đến lượng máu tới tim.
  • Lối sống ít hoạt động thể chất: Thói quen ít vận động, tập thể dục góp phần tăng lượng mỡ và cholesterol xấu trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và thiếu máu cục bộ cơ tim.
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê: Các chất kích thích khi dùng trong thời gian dài sẽ làm tăng co thắt mạch. Điều này cũng làm tổn thương thành động mạch, từ đó tạo điều kiện cho mảng xơ vữa và cục máu đông hình thành.
  • Tuổi cao: Ở những người lớn tuổi, sự lão hóa của động mạch vành sẽ khiến việc lưu thông máu và oxy đến tim kém hơn, gây thiếu máu cơ tim
  • Tiền sử gia đình: Theo các nghiên cứu, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc thiếu máu tim cao hơn nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, đặc biệt là nếu người thân bị bệnh tim phát triển sớm khi còn nhỏ.
  • Thừa cân, béo phì: Yếu tố này làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu và lắng đọng cholesterol lên thành động mạch tạo thành các mảng bám xơ vữa.

Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Các cách kiểm soát bệnh thiếu máu cơ tim tại nhà

Để kiểm soát thiếu máu cơ tim tại nhà, người bệnh nên chú ý những điều sau:

Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ

Thói quen uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt được các cơn đau thắt ngực, phòng bệnh tiến triển nặng. 

Một số loại thuốc hay được sử dụng để điều trị thiếu máu cơ tim là thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi, thuốc chống đông máu, thuốc giảm mỡ máu… Nếu sử dụng đúng cách kết hợp thăm khám định kỳ, hầu hết các nhóm thuốc này đều mang lại lợi ích cao hơn rủi ro.

Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh thiếu máu cơ tim nói riêng tốt hơn. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn theo các lời khuyên sau:

  • Tăng cường chất xơ từ rau xanh (súp lơ xanh, cà chua) và trái cây, củ quả (bơ, các loại quả mọng), ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt
  • Trong chế biến có thể bổ sung thêm bộ ba gia vị tỏi, nghệ và gừng và hạn chế muối. Bởi chúng có tác dụng chống viêm rất tốt.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt, giảm ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như những loại thịt có màu đỏ, mỡ động vật
  • Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào...), tránh tiếp xúc với khói thuốc.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người thiếu máu cơ tim [Đầy đủ, chi tiết nhất]

Chế độ ăn lành mạnh, ít muối, nhiều rau củ giúp hạn chế cơn đau thắt ngực

Chế độ ăn lành mạnh, ít muối, nhiều rau củ giúp hạn chế cơn đau thắt ngực

Luyện tập thể dục và giảm stress

Bạn nên vận động 30 phút với các bài tập như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội trong ít nhất 5 ngày một tuần hoặc hoạt động mạnh ít nhất 20 phút trong 5 ngày một tuần. Tập luyện sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, giảm căng thẳng, hỗ trợ kiểm soát lượng đường và huyết áp.

Bên cạnh đó bạn cũng cần giữ tâm lý thoải mái, tích cực. Nếu thường xuyên lo lắng, bạn có thể áp dụng 1 số biện pháp giảm stress như nghe nhạc, thiền, tập yoga, trò chuyện với người thân, đi du lịch…

Bổ sung chiết xuất Thông Dahurian

Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh thì việc bổ sung thêm chiết xuất từ Thông Dahurian cũng góp phần giúp cải thiện hiệu quả tình trạng xơ vữa mạch, giảm nguy cơ huyết khối và giảm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim do tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.

Với hơn 600 nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phát hiện Dihydroquercetin chiết xuất từ thông Dahurian không chỉ giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, hạ huyết áp mà còn có khả năng hỗ trợ cải thiện tuần hoàn vi mạch vành và phục hồi vi tuần hoàn sau đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Chiết xuất từ thông Dahurian nay đã có trong một số sản phẩm hỗ trợ cho người thiếu máu cơ tim. Người bị thiếu máu cơ tim cục bộ có thể sử dụng các sản phẩm này để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nắm được các nguyên nhân thiếu máu cơ tim và yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh. Ngoài dùng thuốc, hãy áp dụng khéo léo các gợi ý điều trị tại nhà trong bài viết để cải thiện sức khỏe tim mạch của mình và hạn chế các biến chứng do bệnh gây nên. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp về bệnh thiếu máu cơ tim, bạn hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn nhé.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: mayoclinic.org, timmachhoc.vn, ncbi.nlm.nih.gov

Bình luận