Tại Việt Nam, bệnh mạch vành có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đặc biệt theo báo cáo của WHO, đây là nguyên nhân gây tử vong số 1 ở nước ta. Do đó người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng bệnh mạch vành để phát hiện sớm và có cách xử lý kịp thời.

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh mạch vành sẽ giúp bạn giảm rủi ro

Nhận biết sớm triệu chứng bệnh mạch vành sẽ giúp bạn giảm rủi ro

Bệnh mạch vành là gì? 

Bệnh động mạch vành là tình trạng các động mạch vành cung cấp máu cho tim bị tắc, hẹp do mảng xơ vữa, cục máu đông, co thắt vành hay rối loạn chức năng vi mạch. Khi này, lượng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến tim bị giảm, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ timsuy tim.

Trước đây, bệnh tim mạch vành thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, người có các yếu tố nguy cơ cao như rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Nhưng hiện nay số người trẻ bị bệnh mạch vành đang ngày càng gia tăng

Điều đặc biệt, tỉ lệ tử vong do bệnh động mạch vành vẫn rất cao (theo số liệu thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia là từ 11 – 36% trong các loại bệnh tim). Do đó bạn nên nắm rõ các dấu hiệu biểu hiện của bệnh để từ đó phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp điều trị hiệu quả.

4 triệu chứng bệnh mạch vành thường gặp

Đau thắt ngực, khó chịu ở ngực, đau hoặc khó chịu ở vùng cánh tay, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, đổ mồ hôi là những dấu hiệu cảnh báo sớm và thường gặp nhất của bệnh mạch vành.

Đau thắt ngực

Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh mạch vành. Đau thắt ngực là cảm giác căng tức như có vật nặng tạo áp lực trong ngực. Người bệnh có thể thấy đau nhức, bỏng rát hoặc như bị xô đẩy hay bóp nghẹt ở phần ngực.

Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh tim mạch vành dễ nhận thấy nhất

Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh tim mạch vành dễ nhận thấy nhất

Đau thắt ngực được chia làm hai loại ổn định và không ổn định:

  • Đau thắt ngực ổn định:  Là cảm giác đau thắt ngực mãn tính, lặp lại và có thể dự đoán được. Cơn đau thường xảy ra khi người bệnh căng thẳng hoặc gắng sức, khi đó tim phải làm việc mạnh hơn và cần nhiều oxy hơn. Cơn đau thường kéo dài trong 3 - 5 phút và biến mất khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch.
  • Đau thắt ngực không ổn định: Còn được gọi là đau thắt ngực khi nghỉ ngơi hay đau thắt ngực không dự đoán trước được. Cơn đau này được cho là do sự vỡ ra cấp tính của mảng xơ vữa và hình thành nên cục máu đông trong động mạch vành gây tắc nghẽn dòng máu đến tim một cách đột ngột. Cơn đau có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi, không giảm khi dùng thuốc giãn mạch, trầm trọng hơn theo từng đợt, thậm chí diễn ra trong lúc ngủ.

Lưu ý: Một số người có ngưỡng chịu đau cao, tiểu đường, phụ nữ tiền mãn kinh có thể không cảm nhận được cơn đau thắt ngực rõ ràng. Thay vào đó họ sẽ có cảm giác khó chịu, tức, ran ran, rần rần, loi lói hay nóng rát/giá buốt ở vùng ngực kèm các triệu chứng khác.

Khó thở, thở hụt hơi

Khi tim bị thiếu oxy sẽ không đủ sức bơm máu đến cung cấp máu qua các cơ quan. Điều đó có thể gây ra sự tích tụ máu ở phổi làm người bệnh có thể có cảm giác khó thở, thở bị hụt hơi.

Cảm giác này thường xảy ra khi người bệnh hoạt động nặng nhưng một số trường hợp nặng hơn có thể đến ngay cả lúc nghỉ ngơi, nằm ép ngực hoặc sự khó thở do ngồi giữ nguyên vị trí hoặc tư thế trong thời gian dài.

Khó thở cũng có thể là triệu chứng bệnh mạch vành

Khó thở cũng có thể là triệu chứng bệnh mạch vành

Đau hoặc khó chịu ở vùng cánh tay và vai

Người bệnh mạch vành cũng có thể bị đau, khó chịu tại một số khu vực khác như vai, cánh tay, gáy, vai hàm, cổ hay kéo dài từ vai xuống các ngón tay hoặc vùng bụng trên. Cảm giác đau này thường xuất hiện ở phụ nữ hơn là nam giới và ở người lớn tuổi nhiều hơn so với người trẻ tuổi.

Mệt mỏi, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh

Mệt mỏi cũng là triệu chứng bệnh mạch vành thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua. Nguyên nhân do tim bơm không đủ máu và oxy đến các cơ quan làm hoạt động của các cơ quan không được như bình thường, đặc biệt là vùng dưới thân, gây nên các giác uể oải, dễ mỏi chân, nhất là khi hoạt động mạnh.

Ngoài ra, người bệnh mạch vành cũng thường có cảm giác suy nhược, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh hay cũng có thể là một cảm giác không ổn, lo lắng, khó chịu không xác định trong cơ thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

Điều bạn cần làm khi có dấu hiệu bệnh mạch vành  

Khi có triệu chứng bệnh mạch vành mà chưa đi khám trước đó, bạn nên nhanh chóng bố trí thời gian đến các bệnh viện thăm khám. Đây là cách phát hiện chính xác nhất liệu bạn có bị bệnh động mạch vành hay không. 

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính (CT scan), điện tâm đồ, siêu âm tim hay bài kiểm tra căng thẳng để kiểm tra cấu trúc và chức năng tim. Sau đó dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Để chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành, bạn cần đến bệnh viện thăm khám thêm

Để chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành, bạn cần đến bệnh viện thăm khám thêm

Trong trường hợp các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột với mức độ trầm trọng (ví dụ như đau thắt ngực > 30 phút, đau dữ dội khi nghỉ ngơi…) thì khả năng cao là dấu hiệu một cơn nhồi máu cơ tim đến gần. Khi này, bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức, dừng các hoạt động mạnh và dùng thuốc Nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi để cắt cơn đau hay khó thở. Sau đó bạn cần nhờ người đưa tới bệnh viện để được hỗ trợ xử lý chuyên sâu hơn.

Bệnh mạch vành là một bệnh tim mạch nguy hiểm nhưng không thiếu cách điều trị. Vì thế dù bị chẩn đoán bệnh mạch vành bạn cũng đừng quá bi quan. Bằng cách dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tập thể dục, giảm căng thẳng, ăn giảm muối, mỡ, đường và bổ sung thảo dược hỗ trợ, chắc chắn bạn sẽ sớm khỏe mạnh trở lại.

Để được tư vấn về các cách điều trị này hoặc bất cứ băn khoăn nào liên quan đến triệu chứng bệnh mạch vành/bệnh mạch vành, bạn hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219.

ITK-219.png

Link tham khảo: timmachhoc.vn, mayoclinic.org, cdc.gov, healthline.com, webmd.com, benhnhietdoi.vn

Ích Tâm Khang Platinum giúp tăng lưu thông máu đến tim, giảm đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim

Bình luận