Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh hiện nay thường có xu hướng lựa chọn thêm các cây thuốc, bài thuốc nam chữa bệnh mạch vành bởi những ưu điểm như ít tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc khi dùng lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những vị thuốc và bài thuốc nam đã được nghiên cứu có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành.

Các cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành hiệu quả nhất

Từ xa xưa, trước khi y học hiện đại ra đời, các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng Đan Sâm, Bồ Hoàng, Hoàng Đằng, Sơn Tra, Tam Thất để chữa bệnh mạch vành. Ngày nay, nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh tác dụng của 5 loại thảo dược này đối với bệnh mạch vành. 

Đan Sâm

Đan sâm - cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành được nhiều người bệnh tin dùng

Đan sâm - cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành được nhiều người bệnh tin dùng

Đan sâm được xem là “thần dược” trong việc điều trị bệnh mạch vành. Đan sâm được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế quá trình hình thành cục máu đông, giãn mạch, từ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu đến tim.

Kết quả nghiên cứu tại Đại học Y Yamanashi Nhật Bản cho thấy tác dụng làm tăng lưu lượng máu mạch vành của Đan sâm có hiệu quả không kém so với Verapamil - một loại thuốc chẹn kênh calci được sử dụng cho người bệnh mạch vành. 

Ngoài giãn mạch, loại thảo dược này còn có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, giảm độ nhớt của máu, cholesterol, lipoprotein và nhiều lợi ích khác như: 

  • Điều hòa huyết áp
  • Chống rối loạn chức năng chuyển hóa cơ tim
  • Bảo vệ cơ tim, hạn chế hoại tử

Nhờ những công dụng trên, sử dụng Đan sâm và các sản phẩm có chứa thảo dược này sẽ giúp người bệnh mạch vành giảm đau thắt ngực, đồng thời giảm rủi ro bị nhồi máu cơ tim, suy tim trong tương lai.

Cách dùng, liều dùng:

Dùng ngày 9-15g Đan sâm dạng thuốc sắc theo chỉ định của thầy thuốc Đông Y hoặc dưới dạng viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Bồ Hoàng

Bồ hoàng (cây Cỏ nến) có tác dụng tăng cường giãn mạch, hoạt huyết, giảm nhanh các cơn đau thắt ngực, đã được thực nghiệm lâm sàng tại Viện nghiên cứu Trung y dược Hồ Nam, Trung Quốc.

Bồ hoàng - Thảo dược quý giúp chữa bệnh mạch vành

Bồ hoàng - Thảo dược quý giúp chữa bệnh mạch vành

Bồ hoàng còn có tác dụng làm giảm cholesterol, kháng viêm, ngăn ngừa xơ vữa mạch vành do có chứa hoạt chất naringenin giúp ức chế hấp thu cholesterol tại niêm mạc ruột và ức chế enzym sản xuất lipoprotein tại gan. Từ đó, ngăn ngừa tái hẹp mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, do Bồ hoàng gây thúc đẩy quá trình đông máu nên sử dụng lâu dài sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông đối với các bệnh nhân thiếu máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim và người đã đặt stent. 

Cách dùng, liều dùng:

Dùng 6-12g/ngày, kết hợp cùng những vị thuốc khác.

Hoàng Đằng

Hoàng đằng (dây vàng giang hay hoàng liên nam) là loại cây leo mọc phổ biến ở nước ta. Phần được sử dụng làm thuốc là rễ và thân cây đã già. 

Hoàng đằng chứa thành phần hóa học là Berberin có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giảm mỡ máu xấu và chống viêm. Trong một nghiên cứu tại Đại học Y khoa Bethune đã chứng minh hoạt chất berberin trong Hoàng bá có tác dụng giãn mạch, hạ áp, giảm rối loạn nhịp tim, tăng lực co bóp cơ tim. 

Do đó, người bệnh tim mạch sử dụng Hoàng đằng trong thời gian dài sẽ giảm bớt tình trạng hồi hộp, khó thở, hụt hơi và ngăn ngừa rủi ro từ cục máu đông.

Cách dùng, liều dùng:

Dùng 6-16g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc dạng hoàn tán

Hoàng đằng - vị thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Hoàng đằng - vị thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Sơn Tra 

Hoa, lá và quả cây Sơn Tra đều được dùng để làm thuốc nhưng chủ yếu là quả chín mọng. Sơn tra có vị chua, tính hàn được quy vào kinh tỳ, vị, can. Trong Sơn tra có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như lipid, protein, vitamin C, B2, carotene, Ca, P, Fe, tannin, flavonoid.

Cũng nhờ hoạt chất flavonoid giúp Sơn tra có tác dụng chống co thắt, trợ tim, giảm đau, giãn mạch máu và điều hòa huyết áp.

Cách dùng, liều dùng:

Thường được dùng ở dạng trà hoặc dạng sắc. 

Tam thất 

Từ xa xưa, ông cha ta đã xem tam thất là một cây thuốc bổ dùng thay nhân sâm. Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm ở vùng núi cao phía bắc, nó được trồng chủ yếu ở Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…

Trong Tam thất có chứa saponin, flavonoid có tác dụng rất tốt trên tim mạch. Các nhà khoa học đã chứng minh rễ củ của cây tam thất có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu kể cả trong các mạch máu nhỏ. Đặc biệt, hoạt chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy, bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp.

Cách dùng, liều dùng:

Ngày 4-6g, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Dùng ngoài dã đắp hoặc rắc thuốc bột cầm máu. Lá và thân cây còn dùng để hãm trà hoặc nấu cao.

Tam thất được coi là  “nhân sâm” cho người bệnh mạch vành

Tam thất được coi là  “nhân sâm” cho người bệnh mạch vành

Bên cạnh 5 cây thuốc nam chữa thiếu máu cơ tim kể trên, trong vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã phát hiện thêm chiết xuất Thông Dahurian từ Liên bang Nga cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Điểm đặc biệt của chiết xuất này so với các thảo dược Đan sâm, Hoàng đằng… là vừa có thể chống xơ vữa, vừa giúp ngăn chặn các rối loạn vi mạch vành.

Vi mạch vành là những mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim, chịu trách nhiệm chính để trao đổi oxy và dinh dưỡng nuôi cơ tim. Khi hệ vi mạch này bị rối loạn (thường gặp ở người tăng huyết áp, đái tháo đường) cũng sẽ gây ra hậu quả tương tự như xơ vữa động mạch vành. Vì thế việc sử dụng chiết xuất Thông Dahurian với tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn vi mạch sẽ giúp người bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim giảm đau ngực và nhồi máu cơ tim hiệu quả hơn.

Để tìm hiểu thêm về chiết xuất mới này, bạn hãy tham khảo bài viếtBất ngờ về lợi ích của Thông Dahurian với người thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành

Các bài thuốc Đông Y chữa bệnh mạch vành thường dùng

Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mạch vành và khả năng bảo vệ tim mạch các thầy thuốc thường dùng phối hợp nhiều loại thuốc nam với nhau. Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị bệnh mạch vành thường dùng và một số bài thuốc hỗ trợ điều trị kết hợp trong các món ăn hàng ngày.

Bài thuốc 

Nguyên liệu

Cách tiến hành

1

Bột tam thất 1,5g

Bột ngọc trai 0,3g

bột xuyên bối mẫu 3g

Sắc uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi

Lưu ý: Với những người bị nóng trong, hay đổ máu cam thì nên chú ý liều lượng sử dụng của tam thất. Nên đến các cơ sở khám bệnh bằng Y Học Cổ Truyền để được kê đúng liều lượng.

2

Đan sâm 16g

Đảng sâm 20g

Bạch truật, xuyên khung, ý dĩ, trạch tả, mã đề, ngưu tất, mộc thông mỗi vị dùng 16g

Sắc nước uống 1 thang mỗi ngày chia thành 3 lần uống.

3

Sơn tra 30g

Lá sen 20g

Cho vào 2 bát nước vào sắc lấy 1 bát uống, bỏ bã.

4

Sơn tra 500g

250g mật ong

Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt bỏ vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu đến sắp chín, nước gần cạn cho mật ong vào, đun lửa nhỏ nấu cho đến chín chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml.

5

100g gạo

1 Lá sen

Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ, lấy nước. cho 100g gạo vào lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. 

6

250-500g bí đao

250-500g cá trắm cỏ

Lấy dầu rán cá chín vàng, sau đó cho vào bí đao, nước vừa đủ, ninh trong 3-4 tiếng, cho một ít muối và gia vị để ăn.

Lưu ý, nếu người bệnh dùng các bài thuốc dưới dạng đun sắc thì cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được điều chỉnh liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh. 

Lưu ý phải nhớ khi dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành 

Tuy việc sử dụng thuốc nam để hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành an toàn và ít tác dụng phụ hơn thuốc tây nhưng để đạt được hiệu quả cao bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

1. Dùng đúng liều lượng

Sử dụng sai liều lượng sẽ gây ra nhiều tổn hại cho cơ thể. Dùng ít, không đủ liều lượng thì tình trạng bệnh sẽ không cải thiện. Ngược lại, nếu dùng quá liều thì ngay cả thuốc nam cũng có thể gây ngộ độc.

2. Kiên trì sử dụng

Với lợi thế là ít tác dụng phụ, nhưng thuốc nam chữa bệnh mạch vành thường có tác dụng từ từ và đạt hiệu quả tốt nhất sau ít nhất 3 tháng sử dụng. Vì vậy người bệnh phải kiên trì và sử dụng đúng liệu trình để tình trạng bệnh cải thiện.

3. Sử dụng kết hợp với thuốc tây và lối sống khoa học

Trong những trường hợp bị bệnh mạch vành tiến triển nặng không thể sử dụng mình thuốc nam để điều trị mà phải kết hợp cùng thuốc tây y để mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Khi kết hợp giữa Đông và Tây y sẽ giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của thuốc tây và tránh phải tăng liều. 

Người bệnh mạch vành nên kết hợp Đông Y và Tây Y để đạt hiệu quả điều trị cao 

Người bệnh mạch vành nên kết hợp Đông Y và Tây Y để đạt hiệu quả điều trị cao 

Ngoài ra, người bệnh mạch vành cần tập luyện và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh như:

  • Hạn chế sử dụng dầu động vật để chế biến thức ăn thay vào đó là sử dụng bằng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành…
  • Ăn ít muối hạn chế ăn những thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối…
  • Ăn nhiều rau, trái cây, bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất…
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bộ môn cường độ nhẹ nhàng như  yoga, đi bộ, đạp xe…
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
  • Ngủ đủ 7 tiếng
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã có sản phẩm hỗ trợ với thành phần là các cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành bào chế dưới dạng viên để thuận tiện sử dụng mà vẫn giữ được hoạt chất trong cây thuốc. Tuy nhiên người bệnh nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có kiểm chứng lâm sàng, có nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế để đảm bảo về chất lượng, an toàn cho người sử dụng.

Hy vọng qua bài viết, người bệnh nắm được những thông tin hữu ích về 5 loại thuốc nam chữa bệnh mạch vành hiệu quả và biết thêm những bài thuốc nam được dùng chữa bệnh hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh hãy để lại bình luận hoặc liên hệ đến số hotline của chúng tôi.

ĐT-219.jpg

Nguồn tham khảo: smart-publications, sciencedirect, ncbi, nutritionreview, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, Dược điển Việt Nam

Bình luận