Thuốc điều trị bệnh mạch vành là chỉ định không thể thiếu trên hầu hết người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc về sự an toàn, hiệu quả và các lưu ý khi sử dụng của từng loại thuốc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin về các vấn đề này. 

Thuốc điều trị bệnh mạch vành đa dạng và thuộc nhiều nhóm thuốc khác nhau

Thuốc điều trị bệnh mạch vành đa dạng và thuộc nhiều nhóm thuốc khác nhau

Vì sao người bệnh mạch vành phải dùng thuốc?

Bệnh mạch vành là căn bệnh nguy hiểm và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim... thì việc sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành là rất quan trọng. 

Nguyên tắc điều trị bệnh mạch vành bao gồm: giảm đau thắt ngực, cải thiện lưu lượng máu nuôi cơ tim và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh đang đối diện là mạch vành mạn tính hay hội chứng mạch vành cấp mà việc sử dụng thuốc cũng khác nhau. Việc trang bị kiến thức cơ bản về các loại thuốc này sẽ giúp bạn tuân thủ chỉ định và có hiệu quả điều trị tốt hơn.

Các thuốc điều trị bệnh mạch vành mạn tính

Có 3 nhóm thuốc điều trị bệnh mạch vành mạn tính phổ biến nhất là thuốc điều trị đau thắt ngực, thuốc phòng ngừa rủi ro tim mạch và thuốc kiểm soát các bệnh lý đi kèm. Việc lựa chọn hay phối hợp sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh.

Thuốc điều trị cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực là triệu chứng đặc trưng của bệnh mạch vành với cảm giác đè nén, bóp nghẹt ở tim. Để giảm đau thắt ngực, các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: Thuốc giãn mạch nhóm Nitrat, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi và các thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới như Trimetazidin hay Ivabradine.

Thuốc giãn mạch nhóm Nitrat

Cơ chế của thuốc giãn mạch nhóm Nitrat là mở rộng mạch máu, từ đó tăng lưu lượng máu đến tim, giúp cải thiện tình trạng đau thắt ngực. Thuốc có thể điều trị cơn đau thắt ngực tức thì với dạng giải phóng nhanh (ngậm dưới lưỡi, xịt, miếng dán da) hoặc dạng viên uống giải phóng kéo dài để phòng ngừa cơn đau thắt ngực. 

Trong đó, các biệt dược thường dùng là NitroglycerinIsosorbide mononitrate, Isosorbide dinitrate (chỉ định chủ yếu trên người xơ gan). Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là có thể khiến người dùng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột (hạ huyết áp tư thế).

Thuốc điều trị bệnh mạch vành nhóm Nitrat có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng

Thuốc điều trị bệnh mạch vành nhóm Nitrat có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng

Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn Beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm căng thẳng cho tim của người bệnh, từ đó hỗ trợ điều trị triệu chứng đau thắt ngực. Ưu điểm của nhóm thuốc này là rất thích hợp cho người có bệnh đi kèm như suy tim, tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp cao vì có thể giúp tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. 

BisoprololMetoprolol là hai thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm chẹn Beta. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ trên người bệnh như: hạ nhịp tim và huyết áp quá mức gây chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt… Các tác dụng phụ này sẽ nặng hơn nếu người bệnh ngừng thuốc chẹn beta đột ngột.

Thuốc chẹn kênh Calci

Thuốc chẹn kênh Calci với tác dụng giãn mạch máu, làm chậm nhịp tim nên cũng được chỉ định để giảm triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chủ yếu áp dụng trong các trường hợp người bệnh không thể sử dụng hay không đạt hiệu quả với thuốc chẹn Beta. 

Các thuốc thường được chỉ định trong nhóm chẹn kênh canxi gồm: Amlodipine, Nicardipine, Felodipine, Nifedipine, Nimodipine… Khi sử dụng các thuốc này, bạn có thể gặp các tác dụng phụ bao gồm: táo bón, bốc hỏa, buồn ngủ và phù ở chi dưới. 

Nifedipin là thuốc chẹn kênh Calci thường được dùng để điều trị bệnh mạch vành

Nifedipin là thuốc chẹn kênh Calci thường được dùng để điều trị bệnh mạch vành

Thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới

Trong trường hợp dùng các nhóm thuốc điều trị bệnh mạch vành kể trên không hiệu quả, nhóm thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới sẽ được chỉ định. Hai loại thuốc thường được sử dụng trong nhóm này bao gồm:

  • Trimetazidin (Vastarel): Trimetazidin giúp tế bào cơ tim duy trì năng lượng ổn định, kể cả trong tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng nên giảm được cơn đau thắt ngực. Ưu điểm của thuốc là không gây ra bất kỳ thay đổi gì về nhịp tim, huyết động. Tác dụng phụ của thuốc này cũng khá nhẹ (buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt...).
  • Ivabradine (Procoralan): Loại thuốc này vừa có thể cải thiện cơn đau thắt ngực vừa kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân suy tim. Thuốc cũng sử dụng được trên cả đối tượng chống chỉ định với nhóm Beta như bị co thắt phế quản và hen suyễn. Tuy nhiên khi dùng, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: rối loạn thị giác, tiêu chảy, táo bón…

Thuốc phòng ngừa rủi ro tim mạch

Ngoài điều trị đau thắt ngực, việc phòng ngừa các rủi ro tim mạch (suy tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim) cũng là một mục tiêu quan trọng trong kiểm soát bệnh mạch vành. Các nhóm thuốc thường được sử dụng ở đây bao gồm: Thuốc kháng kết tập tiểu cầu, Thuốc hạ mỡ máu, thuốc ức chế men chuyển.

Cần sử dụng thuốc ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông để phòng ngừa các biến chứng tim mạch

Cần sử dụng thuốc ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông để phòng ngừa các biến chứng tim mạch

Thuốc kháng kết tập tiểu cầu

Thuốc kháng kết tập tiểu cầu làm chậm quá trình đông máu, ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông - nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim. Trong điều trị bệnh mạch vành lâu dài, có hai loại thuốc chống kết tập tiểu cầu được chấp thuận sử dụng là:

  • Aspirin: Từ lâu, Aspirin với liều dùng thấp đã được áp dụng trong điều trị và kiểm soát các bệnh tim mạch. Aspirin còn cho tác dụng giảm đau, hạ sốt ở liều cao hơn, tuy nhiên ít được sử dụng vì nhiều tác dụng phụ.
  • Clopidogrel: Chỉ định chủ yếu trên những người bệnh chống chỉ định hoặc phối hợp với Aspirin để tăng hiệu quả điều trị.  

Điểm cần lưu ý khi dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu là nguy cơ tăng chảy máu với các triệu chứng như: bầm tím, chảy máu cam, vết thương lâu cầm máu, chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường... Đặc biệt, người bệnh cần phải đi khám ngay nếu nôn ra máu, đi ngoài màu đỏ hoặc đen vì đó là dấu hiệu của việc dạ dày bị tổn thương.

Thuốc hạ mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu là một trong thuốc điều trị bệnh mạch vành được chỉ định trên hầu hết các trường hợp bệnh. Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol (mỡ xấu) trong máu, hạn chế việc hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch, từ đó giúp phòng tránh được cơn nhồi máu cơ tim. 

Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này gồm: Statin (Simvastatin, Rosuvastatin, Atorvastatin, Lovastatin…), Fibrate, Niacin và nhóm resin gắn acid mật. Trong đó, các statin được ưu tiên sử dụng bởi vừa có tác dụng giảm cholesterol vừa được chứng minh có khả năng bảo vệ thành mạch (ức chế viêm), rất có lợi cho người bệnh mạch vành. 

Statin là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm thuốc hạ mỡ máu

Statin là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm thuốc hạ mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu thường gây ra các tác dụng phụ như đau cơ, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt… khi dùng dài ngày. Ngoài ra, người bệnh bị suy giảm chức năng gan cần hết sức lưu ý khi sử dụng vì thuốc có độc tính trên gan. Trường hợp này tốt nhất là nên xét nghiệm men gan định kỳ để theo dõi chức năng gan trong quá trình dùng thuốc.

Thuốc ức chế men chuyển

Thuốc ức chế men chuyển giúp các mạch máu mở rộng và giảm huyết áp. Ngoài ra, thuốc còn được chứng minh có tác dụng bảo vệ nội mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành. Các thuốc trong nhóm này gồm: Perindopril, Captopril, Enalapril, Lisinopril… 

Khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển, bạn có thể gặp tác dụng phụ ho khan, rối loạn tiêu hóa, miệng có vị kim loại,... Nếu các triệu chứng này nghiêm trọng, bạn hãy báo cho bác sĩ để được khắc phục bằng cách chuyển sang thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II.

Thuốc kiểm soát các bệnh lý đi kèm 

Người bệnh mạch vành thường có nhiều bệnh lý khác đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp… Và đó là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu thúc đẩy việc hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông trong lòng mạch gây nhồi máu cơ tim. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát cả 2 yếu tố huyết áp và đường máu để hạn chế bệnh mạch vành diễn biến xấu hơn. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc trị tăng huyết áp: Nhóm thuốc chẹn Beta, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu,...
  • Thuốc trị bệnh đái tháo đường: Biguanide, Sulfamid...

Thuốc điều trị bệnh mạch vành thường không được chỉ định đơn lẻ mà có sự phối hợp giữa các nhóm thuốc khác nhau tùy vào từng đối tượng người bệnh. Việc này sẽ giúp các nhóm thuốc phát huy tối đa công dụng và hạn chế những tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý phối hợp thuốc mà cần tuân theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.

Người bệnh cần dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành theo phác đồ của bác sĩ

Người bệnh cần dùng thuốc điều trị bệnh mạch vành theo phác đồ của bác sĩ

Các thuốc điều trị hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp là tình trạng khẩn cấp cần được điều trị nhanh chóng để giảm nguy cơ tử vong. Các thuốc thường được sử dụng để điều trị hội chứng này bao gồm:

  • Thuốc tiêu sợi huyết: Giúp làm tan cục máu đông khiến mạch vành bị tắc nghẽn nhanh chóng. Nhóm thuốc này có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: chảy máu não, chảy máu ngoại sọ,... Một số thuốc thường được sử dụng ở nhóm này là: Streptokinase, Alteplase. 
  • Nitroglycerin tác dụng nhanh: Giúp giãn mạch, giúp tăng lưu lượng máu đến tim, điều trị cơn đau thắt ngực.
  • Thuốc chẹn Beta: Giúp giảm áp lực tác động lên tim và giảm huyết áp.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Ngăn chặn các huyết khối mới hình thành.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Kiểm soát huyết áp và bảo vệ thành mạch.
  • Statin: giảm nồng độ mỡ xấu trong máu, ổn định các mảng xơ vữa trong mạch máu (tránh để chúng bị vỡ) và ngăn ngừa việc xuất hiện các mảng xơ vữa mới.

Có thể nói, thuốc điều trị hội chứng động mạch vành cấp chỉ có một vài điểm khác biệt so với bệnh mạch vành mạn. Sau khi người bệnh qua khỏi tình trạng khẩn cấp, việc điều trị với mục tiêu kiểm soát bệnh mạch vành lâu dài sẽ được bác sĩ thiết lập lại. 

Điều trị hội chứng mạch vành cấp cần khẩn trương để giảm nguy cơ tử vong

Điều trị hội chứng mạch vành cấp cần khẩn trương để giảm nguy cơ tử vong

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành

Để phát huy tối đa hiệu quả, đảm bảo độ an toàn cũng như giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh mạch vành, người bệnh cần nắm rõ một số lưu ý sau:

Dùng thuốc đúng đủ liều, không tự ý ngưng sử dụng

Điều quan trọng nhất khi sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành là phải dùng đủ liều và không được tự ý ngưng sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh mạch vành thường phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian dài nên có thể gặp khó khăn trong việc duy trì và kiểm soát. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Đơn giản hóa lịch uống thuốc, có thể đặt nhắc nhở ở điện thoại di động để tránh bỏ lỡ bất kỳ liều thuốc nào.
  • Sử dụng hộp đựng thuốc có nhiều ngăn nhỏ và chia từng ngày thuốc vào mỗi ngăn. Điều này sẽ giúp bạn dễ sử dụng và quan sát xem liệu mình có bị quên loại thuốc nào không. 
  • Khám sức khỏe và gặp bác sĩ thường xuyên để được hiệu chỉnh, tư vấn và giải đáp về các thuốc điều trị bệnh mạch vành.

Kết hợp thảo dược để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ

Cùng với việc sử dụng thuốc tây, nhiều người bệnh đã lựa chọn sử dụng thêm các thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto, chiết xuất Thông Dahurian... Đây là những cây thuốc nam, thảo dược nổi tiếng với công dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu và sức bóp cơ tim để cải thiện hiệu quả tình trạng đau thắt ngực, mệt mỏi, ho, phù… 

Đặc biệt mới đây Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã chứng minh chiết xuất Thông Dahurian có thể giúp tăng lưu thông máu đến từng vi mạch vành (hệ thống mạch máu nhỏ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho từng tế bào cơ tim). Đây là một phát hiện quan trọng giúp người bệnh mạch vành có thể kiểm soát tình trạng thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực hiệu quả hơn.

Xem thêm: Bất ngờ với lợi ích của Thông Dahurian với người thiếu máu cơ tim

Bổ sung chiết xuất Thông Dahurian giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh mạch vành

Bổ sung chiết xuất Thông Dahurian giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh mạch vành

Không quên điều chỉnh lối sống và thăm khám định kỳ

Bệnh mạch vành là bệnh mạn tính và diễn tiến phức tạp nên cần thăm khám định kỳ để theo dõi các chỉ số sức khỏe. Điều này sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa các tình huống xấu và hiệu chỉnh việc sử dụng thuốc một cách tối ưu. 

Đồng thời, việc điều chỉnh lối sống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cải thiện bệnh mạch vành. Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau để sống chung khỏe mạnh với bệnh mạch vành:

  • Chế độ ăn tốt cho tim mạch: Bổ sung vào thực đơn nhiều rau, trái cây, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và thịt cá. Tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa (mỡ động vật) hoặc chất béo chuyển hóa (thức ăn nhanh), giảm lượng đường và muối trong mỗi bữa ăn. Không sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, cà phê, thuốc lá,...
  • Tập thể dục thường xuyên: Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để vận động. Việc này có thể giúp kiểm soát cân nặng, giảm lượng mỡ xấu trong cơ thể, rất tốt với người bệnh mạch vành.
  • Sinh hoạt lành mạnh: Người bệnh cần ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, áp lực. 

Khi sử dụng thuốc nhưng không đạt hiệu quả điều trị, người bệnh mạch vành sẽ phải áp dụng các phương pháp điều trị khác như: đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, dùng sóng xung kích hoặc laser. Các phương pháp xâm lấn này có phi phí đắt đỏ và thường xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Có thể nói, việc sử dụng thuốc là phương pháp tối ưu để kiểm soát bệnh mạch vành. Mặc dù phương pháp vẫn tồn tại một số tác dụng phụ nhưng nhìn chung, lợi ích vẫn vượt trội hơn rất nhiều so với nguy cơ. Nếu bạn cần thêm thông tin về các thuốc điều trị mạch vành, đừng quên để lại comment hoặc liên hệ hotline để được chúng tôi tư vấn và giải đáp nhé!

ĐT-219.jpg

Link tham khảocanhgiacduoc, healthline, ncbi, merckmanuals

Bình luận