Bệnh nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Theo WHO (tổ chức y tế thế giới),cứ mỗi 5 giây sẽ có một người chết bị nhồi máu cơ tim.. Vậy làm sao để phòng ngừa nguy cơ bị nhồi máu cơ tim? Hãy theo dõi ngay bài viết hữu ích dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh nhồi máu cơ tim là căn bệnh không thể chủ quan bởi chúng có nguy cơ gây cao nhất hiện nay. Một số vấn đề bạn cần quan tâm về nhồi máu cơ tim như sau:

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Bệnh nhồi máu cơ tim là tình trạng dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến tim không cung cấp đủ nhu cầu hoạt động của tim. Tình trạng này có thể xảy ra do bị tắc hẹp một hay nhiều nhánh động mạch bởi nguyên nhân nào đó. Điều này khiến tế bào cơ tim không nhận đủ lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết, gây thiếu máu cơ tim từ đó hoại tử và tình trạng tử vong.

Mảng xơ vữa bít tắc, ngăn dòng máu chảy khiến cơ tim bị hoại tử gây thiếu máu cơ tim

Mảng xơ vữa bít tắc, ngăn dòng máu chảy khiến cơ tim bị hoại tử gây thiếu máu cơ tim

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim đang là một bệnh báo động ở nước ta. Vì vậy, nếu như bạn có tên trong danh sách dưới đây hãy lưu tâm hơn tới sức khỏe của mình:

  • Tình trạng nhồi nhồi máu cơ tim xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Người cao tuổi: đàn ông > 45 tuổi, phụ nữ > 55 tuổi hoặc sau thời kỳ mãn kinh.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Người béo phì, lười vận động.
  • Thường xuyên sử dụng đồ ăn chiên rán, đồ đóng hộp,… 
  • Thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào, bia rượu,… 
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường.

Triệu chứng bệnh nhồi máu cơ tim

Khi nhắc tới bệnh nhồi máu cơ tim người bệnh thường chia sẻ tới triệu chứng đau tức ngực, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng có dấu hiệu giống nhau. Điển hình sự khác nhau của nam giới và nữ giới như sau:

Nhận biết qua dấu hiệu lâm sàng

Đau tức ngực là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng lâm sàng khác như sau:

Những dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim có ở nam và nữ giới

Những dấu hiệu dưới đây khá phổ biến và thường gặp ở những người bị lên cơn đau tim dù bất kỳ giới tính nào. Bao gồm như:

  • Đau ngực (đau thắt ngực): Cơn đau có thể từ mức độ nhẹ, bắt đầu từ ngực sau đó lan rộng sang các khu vực khác như vai, cổ, hàm, lưng, cánh tay trái và kéo dài xuống thắt lưng.
  • Tim đập nhanh, lo lắng hoặc có cảm giác gần như ngất đi.
  • Cảm thấy choáng váng đầu óc, chóng mặt đứng không vững.
  • Cảm thấy buồn nôn, uể oải, lâng lâng có thể xảy ra.
  • Cảm thấy đau, ngứa ran hoặc khó chịu ở cánh tay trái, đôi khi chúng xuất hiện cả 2 tay.

Đau thắt ngực là dấu hiệu thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực là dấu hiệu thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim

Những dấu hiệu khác nhau

Bên cạnh những dấu hiệu trên, bệnh nhồi máu cơ tim ở nam giới và nữ giới cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác biệt. Cụ thể như sau:

Bảng 1: So sánh dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nam giới và nữ giới 

Xuất hiện ở nam giới 

Xuất hiện ở nữ giới

Khó thở, xuất hiện kể cả khi ngồi nghỉ ngơi.

Mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi hay làm việc, bất thường.

Cảm thấy đau ngực như có vật đè nặng lên, nằm ở phía ngực trái.

Cơn đau căng tức, khó chịu ở ngực. Tuy nhiên, một số trường hợp phụ nữ không xuất hiện cơn đau.

Cơn đau lưng đôi khi di chuyển lên cổ, vai kèm theo hiện tượng đổ mồ hôi lạnh.

- Cơn đau và khó chịu ở bụng trên thấy ợ chua và khó tiêu.

- Cơn đau bỏng rát, ngứa ran trên lưng kèm theo cơn đau cổ hay đau hàm.

Những cách chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim mới nhất

Để có một kết quả chính xác và một phương pháp điều trị hiệu quả, bạn nên tới các bệnh viện trung ương để được thăm khám và chẩn đoán bằng những phương pháp, cụ thể:

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Xác định xem người bệnh có đang/đã bị nhồi máu cơ tim hay chưa..
  • Xét nghiệm máu: Xác định xem các protein tim có rò rỉ vào máu do bệnh nhồi máu cơ tim hay không..
  • Chụp X-quang phổi: Xác định tình trạng và kích thước của tim và phổi.
  • Siêu âm tim: Giúp xác định xem một vùng tim có bị tổn thương hay không.
  • Đặt ống thông mạch vành (chụp mạch): Kiểm tra hình ảnh ở khu vực động mạch rõ ràng hơn.
  • CT hoặc MRI tim: Giúp hiển thị mức độ nghiêm trọng của tổn thương tim.

Nguyên nhân bệnh nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn ở một trong những động mạch gần tim. Đây có thể là kết quả những tình trạng sau:

Mảng xơ vữa tích tụ

Mảng xơ vữa là quá trình tích tụ trong thời gian dài được tạo thành từ cholesterol và các tế bào khác. Các mảng xơ vữa bị nứt vỡ khi gặp những cơn co thắt mạch hình thành nên những cục máu đông làm bít tắc đường hầu hết hay toàn bộ chảy của dòng máu đến tim. 

Xuất hiện cục máu đông (tự nhiên)

Khi cơ thể bị thương, não sẽ truyền tín hiệu tới kêu gọi các tế bào kết liên kết lại với nhau hình thành cục máu đông giúp ngăn cản dòng máu chảy. Chúng sẽ tự hết khi vết thương lành. Đôi khi, chúng có thể xuất hiện do sự nhầm lẫn của não bộ hay không thể tự tan rã các cục máu đông. Điều đó làm tắc nghẽn dòng chảy tại lòng mạch.

Cục máu đông là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch và xuất hiện cơn đau tim

Cục máu đông là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch và xuất hiện cơn đau tim

Bệnh tim mạch vành

Do các mảng xơ vữa trong mạch vành nứt vỡ kết hợp với các tiểu cầu tạo nên huyết khối gây bít tắc lòng mạch khiến máu không lưu thông. Lúc này, cơ tim không có đủ máu để nuôi dưỡng sinh ra cơn đau thắt ngực và tình trạng thiếu máu cơ tim. Tình trạng này diễn ra khiến cơ tim bị hoại tử, gây nhồi máu cơ tim. 

Nguyên nhân khác

Thống kê từ Cleveland Clinic cho biết, có khoảng 5% trường hợp bệnh nhồi máu cơ tim không đến từ sự tắc nghẽn mạch. Những trường hợp này thường do các khuyên nhân sau:

  • Co thắt động mạch làm giảm lưu lượng máu đến tim.
  • Từ một trình trạng bệnh bất thường và gây ra tình trạng thu hẹp các mạch máu.
  • Bị chấn thương dẫn đến rách, vỡ động mạch vành.
  • Cơ thể bị mất cân bằng điện giải, các khoáng chất trong cơ thể như kali cũng có thể gây ra đau tim.
  • Rối loạn ăn uống trong thời gian dài gây ra sự tổn thương cho tim và dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?

Nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, nó có thể gây ra vỡ tim và người bệnh có thể bị đột tử. Cụ thể, một số hệ quả nguy hiểm từ bệnh nhồi máu cơ tim có thể kể đến như sau:

Vỡ tim và gây tử vong: Thống kê được trích dẫn cho thấy, có đến 10% trường hợp người bệnh nhồi máu cơ tim bị vỡ tim sau khoảng 2 tuần. Nguyên nhân do máu tràn từ thất trái ra ngoài màng tim. Điều này có thể gây ra truy tim và tử vong ở người bệnh.

Đột tử: Thường xảy ra trong thời gian đầu phát bệnh. Nguyên nhân thường do trụy mạch cấp, nhịp tim nhanh, mạch phổi bị nghẽn hoặc do bị vỡ tim.

Tai biến: Bệnh nhồi máu cơ tim cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra sự tắc nghẽn mạch máu, tắc nghẽn phổi và gây ra tai biến.

Suy tim: Sau cơn đau tim, cơ quan này thường sẽ bị suy giảm chức năng và yếu đi rõ rệt. Do đó, có thể gây ra các cơn suy tim cấp hoặc suy tim mãn tính về sau.

Một số triệu chứng nguy hiểm khác: Hội chứng viêm màng tim, đau các dây thần kinh, suy nhược cơ thể, tinh thần, vành tim bị phình to, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim,...

Nhồi máu cơ tim có thể gây ra tử vong nếu không được phát hiện kịp thời

Nhồi máu cơ tim có thể gây ra tử vong nếu không được phát hiện kịp thời

Bệnh nhồi máu cơ tim có chữa được không?

Bệnh nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp cứu mang tính chất thời điểm, tức thời. Dù được phát hiện kịp thời, nhưng nguy cơ để lại các di chứng rất cao. Tuy vậy nếu điều trị tích cực, người bệnh vẫn có thể hạn chế được ảnh hưởng của những di chứng này. Một số biện pháp được sử dụng để điều trị bệnh nhồi máu cơ tim như sau:

Xử lý khẩn cấp khi gặp người bị nhồi máu cơ tim

Nếu vô tình bắt gặp ai đó bất tỉnh hay họ đang ôm ngực trái lên cơn đau tim, hãy ngay lập tức gọi tới 115 để được nhận sự hỗ trợ kịp thời nhất. Sau đó, bạn hãy kiểm tra xem mạch và hơi thở của họ đang mạnh hay yếu. Hãy cố nói chuyện và trấn tĩnh họ để họ có thể bình tĩnh hơn chút trong khi cấp cứu tới. 

Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp xấu nhất, hơi thở người đó yếu và mạch của họ dường như không còn đập hãy hô hấp nhân tạo cho họ. Bằng cách:

  • Để các ngón tay chồng lên nhau ở ngực họ. Đặt tay ở vị trí 1/3 - 1/2 dưới xương ức. Khuỷu tay để thẳng, vuông góc với lồng ngực. Dùng lực thân trên ấn xuống với độ lún 5 - 6 cm, với tốc độ 100 - 120 lần/phút.
  • Thực hiện liên tiếp thao tác: Ép ngực 30 lần và thổi ngạt 2 lần, liên tục.

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định  

Những nhóm thuốc ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim:

  • Thuốc chống đông máu giúp ngăn hình thành cục máu đông: Aspirin, Apixaban,…
  • Thuốc ức chế men chuyển giúp giảm sức cản ngoại vi, bảo vệ chức năng nội mạc mạch máu: Captopril,…
  • Thuốc chẹn beta giao cảm làm giảm sức co bóp của tim và hạ huyết áp: Nebivolol,… 
  • Nitroglycerin: Thuốc này làm mở rộng các mạch máu. Nó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim. Nitroglycerin được sử dụng để điều trị đau ngực đột ngột.
  • Statin giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Thuốc sẽ được sử dụng để giảm các triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Thuốc sẽ được sử dụng để giảm các triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Thay đổi lối sống lành mạnh

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm trong tương lai, người bị bệnh nhồi máu cơ tim nên:

Hoạt động thể chất phù hợp hơn: Hãy hạn chế làm việc, đi lại, hoạt động tình dục một thời gian sau khi bị nhồi máu cơ tim (tham khảo ý kiến bác sĩ). Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo đúng hướng dẫn.

Thay đổi lối sống: Hãy thay đổi thực đơn trong bữa ăn theo chế độ lành mạnh hơn, ví dụ như ăn nhạt, nhiều rau xanh, trái cây,... Bỏ thuốc lá, kiểm soát căng thẳng của bạn để giúp cải thiện sức khỏe cho tim.

Phục hồi chức năng cho tim: Sau quá trình điều trị, việc phục hồi chức năng cho tim đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa triệu chứng suy tim hoặc những vấn đề tim mạch khác. Quá trình phục hồi chức năng sẽ được bác sĩ và các chuyên viên y tế hướng dẫn và giám sát cho bạn.

Sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược quý

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị kết hợp với những phương pháp trên, bạn nên tìm hiểu những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Những loại thảo dược quý được các chuyên gia nghiên cứu và kiểm chứng lâm sàng tốt cho tim mạch. Có thể kể đến như Đan Sâm, Hoàng Đằng, L-Carnitine, Cao Natto, Magie,...  

Theo nghiên cứu được báo cáo được đăng tải trên các tạp chí khoa học Việt Nam, sau khi nghiên cứu sản phẩm có chứa các thành phần này cho kết quả như sau:

  • Các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, đau thắt ngực, ho, phù,... đã được cải thiện tốt hơn.
  • Các chỉ số về Cholesterol, phân suất tống máu, huyết áp cũng được đưa về gần với mức bình thường.

Khi 5 loại hoạt chất phối hợp cùng nhau giúp bảo vệ cho hệ mạch vành, giúp chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa và làm tan cục máu đông, nhờ đó giúp phòng chống nhồi máu cơ tim hiệu quả. Bên cạnh đó, những thành phần này cũng giúp cho người bệnh cải thiện được tinh thần và giảm thiểu sự xuất hiện của các biến chứng sau nhồi máu cơ tim.

Trên đây là chia sẻ về căn bệnh nhồi máu cơ tim và những điều bạn cần lưu ý. Nếu bạn còn bất thắc mắc nào hãy để lại bình luận tại bài viết. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian nhanh nhất.

Dược Sĩ Thu Hằng

 

Bài viết tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/symptoms-causes/syc-20373106

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/diagnosis-treatment/drc-20373112

https://www.healthline.com/health/what-does-a-heart-attack-feel-like#definition

 

 

Bình luận