Thiếu máu cơ tim (hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiểu năng vành, suy vành, bệnh mạch vành) là hậu quả khó tránh khỏi của bệnh tiểu đường. Khi mắc phải căn bệnh này, bạn không chỉ phải chịu đựng các cơn đau thắt ngực, nặng ngực mạn tính mà còn phải đối diện với nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não cao hơn. Nắm rõ các thông tin về bệnh thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường chính là cách đơn giản nhất giúp bạn giảm bớt rủi ro này.

Tình trạng thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng

Tình trạng thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng

Tại sao người tiểu đường dễ bị thiếu máu cơ tim?

Theo các chuyên gia Tim mạch, có 2 nguyên nhân chính khiến người tiểu đường bị thiếu máu cơ tim là xơ vữa động mạch và rối loạn chức năng vi mạch vành (các mạch máu nhỏ chịu trách nhiệm trao đổi oxy và chất dinh dưỡng nuôi cơ tim) [1].

Xơ vữa động mạch vành

Đường huyết tăng cao sẽ làm tăng phản ứng stress oxy hóa và viêm mạn tính trong lòng mạch. Điều này sẽ dẫn đến tổn thương lớp nội mạc mạch máu, tạo điều kiện cho cholesterol trong máu chui vào thành mạch và hình thành mảng xơ vữa gây  thiếu máu cơ tim. Bên cạnh đó, rối loạn chuyển hóa đường thường kéo theo rối loạn chuyển hóa mỡ, làm tăng lượng LDL - cholesterol (nguyên liệu tạo nên mảng xơ vữa) trong máu.

Rối loạn chức năng vi mạch vành

Theo Hiệp hội X quang Bắc Mỹ, khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn chức năng vi mạch vành được nhìn thấy trên chụp cộng hưởng từ MR [2]. Nguyên nhân của tình trạng này cũng xuất phát từ phản ứng stress oxy hóa. Khi quá trình stress oxy hóa tăng lên, các mạch máu nhỏ sẽ dễ bị chít hẹp, tổn thương hơn và ảnh hưởng đến lưu lượng máu nuôi tim. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều người bệnh tiểu đường không có mảng xơ vữa nhưng vẫn bị thiếu máu cơ tim.

Rối loạn chức năng vi mạch vành là một trong hai nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường

Rối loạn chức năng vi mạch vành là một trong hai nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn làm tăng các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim  như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim… và gây tổn thương thận. Thận bị tổn thương sẽ thúc đẩy sự mất cân bằng chuyển hóa khoáng chất. Hậu quả cuối cùng là làm tăng tích tụ canxi trong động mạch vành, khiến các mạch máu này trở nên xơ cứng, khó co bóp để đưa máu trở về nuôi tim.

Triệu chứng thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường

Triệu chứng thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường nhìn chung không quá khác biệt so với những người không bị tiểu đường. Người bệnh vẫn có các dấu hiệu:

  • Đau thắt/ nặng/ căng tức/ khó chịu/ nhói ở ngực trái, vùng trước tim.
  • Khó thở, thở hụt hơi, đặc biệt là khi hoạt động
  • Đau/ khó chịu vùng cánh tay, bàn tay, vai, hàm, cổ… 
  • Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt.
  • Tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, khó tiêu…

Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh tiểu đường không có cơn đau thắt ngực (thiếu máu cơ tim thầm lặng) thường cao hơn, gấp 5 - 10 lần so với những người không mắc bệnh. Nguyên nhân là do người bệnh thường bị tổn thương hệ thần kinh tự chủ. Biến chứng này khiến ngưỡng chịu đau của họ tăng lên và làm “lu mờ” cơn đau ngực [3]. 

Ngoài ra một số khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người tiểu đường có biểu hiện đổ mồ hôi lạnh cũng thấp hơn người không bị tiểu đường [4]

Người tiểu đường bị thiếu máu cơ tim thường ít bị đổ mồ hôi lạnh hơn

Người tiểu đường bị thiếu máu cơ tim thường ít bị đổ mồ hôi lạnh hơn

Thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường rất nguy hiểm. Đây là nguyên nhân khiến hơn 50% trường hợp mắc tiểu đường tử vong [5]. 

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Nội khoa (Archives of Internal Medicine) và Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ, nguy cơ tử vong và gặp các biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim ở người bệnh tiểu đường type 2 tăng lên gấp 2 lần so với bình thường [6] [7]. Hơn nữa, nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường thường có kích thước rộng hơn và nặng hơn so với bệnh nhân không bị tiểu đường. 

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh đái tháo đường ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên là 38% và giảm xuống 25% ở những lần gặp biến cố tiếp theo. Con số này ở người không bị tiểu đường lần lượt là 75% và 50%.

Ngoài ra, khoảng 28,5% người bệnh tiểu đường bị nhồi máu cơ tim thầm lặng [8]. Điều này có nghĩa họ không có hoặc không cảm nhận được dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực. Do đó nguy cơ tổn thương cơ tim và tử vong sẽ tăng lên.

Các chuyên gia Tim mạch nhấn mạnh: Người bệnh tiểu đường bị thiếu máu cơ tim cần được điều trị tích cực từ sớm để giảm nguy cơ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều trị thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường cần được tiến hành sớm

Điều trị thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường cần được tiến hành sớm

Cách điều trị thiếu máu cơ tim do bệnh tiểu đường

Thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và chung sống hòa bình cùng căn bệnh này bằng cách thực hiện các bước sau:

Ăn uống “khoa học”

“Khoa học” hơn có nghĩa là bạn cần tăng lượng chất xơ, giảm bớt lượng chất bột đường và các thực phẩm nhiều muối trong bữa ăn. Trong khi muối làm tăng huyết áp thì việc ăn nhiều chất bột đường, đặc biệt là đường tinh chế lại làm tăng cả đường huyết và mỡ máu.

Với chất béo, bạn không cần kiêng hoàn toàn bởi không phải chất béo nào cũng có hại. Miễn là bạn chọn các loại chất béo tốt, giảm chất béo xấu và ăn làm sao không gây thừa cân, béo phì thì chỉ số cholesterol sẽ không tăng cao.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người bệnh tiểu đường bị thiếu máu cơ tim nên ăn và nên tránh. Bạn hãy áp dụng ngay để có một chế độ ăn khoa học hơn.

Nhóm thực phẩm

Nên ăn

Nên hạn chế

Chất bột đường

Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen), hoặc các loại hạt đậu, đỗ, các loại hạt như hạnh nhân, điều, hồ đào, mè, hướng dương…

Không nên dùng ngũ cốc đã qua tinh chế như: bánh mì trắng, mì ống, miến hoặc cơm trắng

Chất đạm

Đạm từ thực vật (đậu, đỗ) hoặc đạm dễ tiêu như cá (cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ,  cá thu…), thịt gia cầm, thịt nạc, trứng

  • Thịt hun khói
  • Xúc xích, lạp xưởng
  • Đồ hộp

Chất béo

Các loại dầu thực vật: Dầu giấm, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu hạt nho…

Chất béo có trong thịt: trong thịt nạc cũng có 1 tỷ lệ chất béo

  • Dầu chiên rán lại
  • Mỡ, da, phủ tạng động vật
  • Nước hầm thịt, xương 
  • Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán…

Chất xơ và vitamin

Rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt là các trái cây giàu chất chống oxy hóa như quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi) hoặc quả có múi (cam, quýt…)

Trái cây sấy, đóng hộp và các loại nước ép trái cây

Gia vị

Các loại gia vị thay thế cho muối: bột quế, bột mùi tây, tỏi, hương thảo, ớt, chanh..

  • Muối và các gia vị nhiều natri như bột canh, nước mắm, tương bần, xì dầu, mì chính, baking soda.
  • Các loại nước sốt pha sẵn (sốt tương cà, sốt tương ớt, sốt mayonnaise…)

Đồ uống, sữa

Sữa thực vật (sữa hạt) hoặc sữa tách béo, sữa chua không đường...

  • Sữa đặc ông thọ, phô mai, sữa bò chưa tách béo
  • Rượu (tối đa không quá 1 ly mỗi ngày)

Có thói quen sống lành mạnh

Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thực hiện và duy trì những thói quen sống lành mạnh dưới đây cũng giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường và thiếu máu cơ tim của mình:

Làm cho việc tập thể dục trở thành thói quen của bạn

Việc tập thể dục 30 phút/ngày ít nhất 5 ngày/tuần được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo cho hầu hết người bệnh thiếu máu cơ tim, tiểu đường. Bạn nên chọn bài tập có thể phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành (hệ thống mạch máu nối thông giữa các động mạch vành) như đi bộ nhanh để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tốt hơn. 

Ngoài ra khi tập bạn lưu ý tuân thủ nguyên tắc GYM (Gắng sức vừa phải - Yếu quá thì khoan tập - Mệt quá thì nghỉ) để không gây áp lực quá nhiều lên tim.

Đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày giúp tăng hiệu quả điều trị thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường 

Đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày giúp tăng hiệu quả điều trị thiếu máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường 

Duy trì hoặc đạt được mức cân nặng hợp lý

Để đánh giá cân nặng của bạn có ở mức khỏe mạnh chưa, bạn hãy dùng chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số này được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Ví dụ cân nặng của bạn là 49kg, chiều cao 1.55m thì chỉ số BMI của bạn sẽ bằng 49 : 1.55 : 1.55 = 20,4.

Theo Tổ chức thế giới WHO, BMI của người châu Á nên giữ trong khoảng 18.5 - 22.9. Nếu trên mức này, bạn cần ăn giảm chất đạm, chất béo, tinh bột và ngược lại.

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và ngủ đủ giấc

Hàng loạt bằng chứng cho thấy việc bỏ thuốc lá, giảm bớt đồ uống có cồn và ngủ đủ giấc có thể giảm nguy cơ xuất hiện hoặc tái phát các biến cố tim mạch ở người bệnh tiểu đường - thiếu máu cơ tim. Để có giấc ngủ ngon hơn, bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:

  • Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng, kể cả vào cuối tuần.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị thông minh hay ăn uống trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt là rượu bia và thức ăn có nhiều chất béo hoặc đường.
  • Giữ phòng ngủ của bạn mát mẻ, tối và yên tĩnh.

Uống thuốc để bảo vệ trái tim tốt hơn

Thuốc điều trị là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường. Thuốc sẽ giúp bạn:

  • Đạt được mục tiêu về đường huyết (đường huyết khi đói 80 - 130 mg/dl, sau ăn 2h < 180 mg/dL và HbA1c từ 6 đến dưới 7%) huyết áp (≤ 130/80 mmHg) và cholesterol (LDL-C < 1,8 mmol/L và Non-HDL-C < 2,6 mmol/L ).
  • Giảm các triệu chứng của bệnh (đau ngực, khó thở, mệt mỏi…)
  • Giảm nguy cơ đông máu, nhồi máu cơ  tim, suy tim và suy tim.

Vì vậy, bạn cần cố gắng dùng thuốc đều đặn và tái khám đúng lịch để nắm bắt diễn biến bệnh, từ đó điều chỉnh thuốc cho phù hợp. 

Người bệnh tiểu đường bị thiếu máu cơ tim cần uống thuốc đều đặn

Người bệnh tiểu đường bị thiếu máu cơ tim cần uống thuốc đều đặn

Thông thường, người bệnh tiểu đường bị thiếu máu cơ tim sẽ phải dùng kết hợp nhiều thuốc hơn. Các thuốc được ưu tiên chỉ định bao gồm:

  • Thuốc hạ đường huyết Metformin hoặc các nhóm thuốc đã được chứng minh có khả năng làm giảm biến chứng tim mạch như thuốc ức chế SGLT2 (empagliflozin > canagliflozin) hoặc chất chủ vận GLP-1 (liraglutide > semaglutide > exenatide).
  • Thuốc giảm đau thắt ngực nhóm chẹn β (carvedilol, labetalol) hoặc chẹn kênh canxi (Amlodipine, Nifedipine).
  • Thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển - UCMC (Captopril, Enalapril, Lisinopril) hoặc chẹn thụ thể angiotensin khi chống chỉ định với UCMC.
  • Thuốc chống huyết khối Aspirin, Clopidogrel hoặc Ticagrelor.
  • Thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin (Simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin)

Bạn không nên lo lắng khi phải dùng nhiều thuốc, cũng không nên tự ý bỏ thuốc khi đường huyết, mỡ máu, huyết áp ổn định. Mục tiêu của việc dùng thuốc không chỉ dừng ở kiểm soát các chỉ số này mà còn để giảm nguy cơ biến chứng.

Kết hợp thảo dược bảo vệ vi mạch vành

Bổ sung thảo dược không phải là giải pháp mới. Rất nhiều thảo dược đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm xơ vữa động mạch vành, hạ huyết áp hay giảm cholesterol máu. Nhưng trong những năm gần đây, Viện Hàn lâm Khoa học Nga còn phát hiện ra thêm một thảo dược có tác dụng bảo vệ vi mạch vành. Đó chính là Thông Dahurian.

Thông Dahurian là loại thông rụng lá thường mọc trên các vách núi 50 - 1000m tại rừng Taiga, Siberia - nơi có nhiệt độ mùa đông xuống tới -70*C. Không chỉ có tuổi thọ cao (300 - 400 năm), loại thông này còn chứa chiết xuất Dihydroquercetin có khả năng ngăn chặn rối loạn chức năng vi mạch, từ đó giúp tăng lưu thông máu đến tim và cải thiện đau ngực do thiếu máu tim tốt hơn. 

Ngoài ra, Thông Dahurian cũng được chứng minh có thể hỗ trợ giảm đường máu và ngăn ngừa biến chứng võng mạc do tiểu đường.

Thông tin hữu ích cho bạn: Những lợi ích bất ngờ của Thông Dahurian với người bệnh thiếu máu cơ tim

Hơn 600 nghiên cứu chứng minh Thông Dahurian tốt cho người thiếu máu cơ tim

Hơn 600 nghiên cứu chứng minh Thông Dahurian tốt cho người thiếu máu cơ tim

Tại Việt Nam, Thông Dahurian đã được ứng dụng thành công trong một số viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Người bệnh tiểu đường bị thiếu máu cơ tim có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả điều trị.

Học cách quản lý căng thẳng

Lo lắng, căng thẳng, stress, buồn bã hay tức giận là điều thường thấy khi bạn bị thiếu máu cơ tim và tiểu đường. Tuy nhiên bạn cần biết rằng tình trạng này kéo dài có thể làm tăng lượng đường trong máu, huyết áp và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Để giảm căng thẳng, bạn hãy thử hít thở sâu, làm vườn, nuôi thú cưng, đi bộ, tập yoga, nói chuyện với người thân, đọc sách hoặc nghe những bản nhạc mà mình yêu thích. Việc bố trí thời gian ngủ - nghỉ - làm việc hợp lý cũng sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn.

Can thiệp phẫu thuật khi bệnh trầm trọng

Đa số những người áp dụng sớm các biện pháp kể trên ngay từ khi chẩn đoán sẽ trì hoãn được can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị thiếu máu cơ tim trầm trọng, không đáp ứng với thuốc điều trị cần phải can thiệp phẫu thuật để nhanh chóng khơi thông dòng máu đến tim, giảm nguy cơ tử vong. 

Các phương pháp này bao gồm: Nong mạch vành đặt stent và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Thông thường ở những người thiếu máu cơ tim đơn thuần, đa phần sẽ chỉ cần can thiệp đặt stent ít xâm lấn. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, có nhiều trường hợp bị tắc hẹp ở nhiều nhánh mạch vành cùng lúc. Khi này việc đặt stent là không khả thi, bạn bắt buộc phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Thông tin hữu ích cho bạn: Tất cả các điều cần biết về đặt stent mạch vành

Bệnh thiếu máu cơ tim ở người tiểu đường tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể kiểm soát sớm. Bằng cách thực hiện các lời khuyên kể trên, bạn hoàn toàn có thể trở lại sinh hoạt, làm việc và có tuổi thọ gần như người bình thường. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào trong quá trình điều trị thiếu máu cơ tim do tiểu đường, bạn hãy gọi tới 0981 238 219 để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn.

ITK-219.png

Tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6476021/

https://www.rsna.org/news/2020/july/diabetes-and-myocardial-ischemia 

https://www.diabetesselfmanagement.com/diabetes-resources/definitions/silent-ischemia/

https://bmccardiovascdisord.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12872-016-0282-7

https://www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/01.CIR.93.12.2089

https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/217184

https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/CIRCRESAHA.118.311371

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23597799/

Tài liệu khác: ahajournals.org, acc.org, revespcardiol.org, healthgrades.com, niddk.nih.gov

Bình luận