Chân có cảm giác khó chịu không yên mỗi khi ngồi hoặc nằm vào buổi tối khiến bạn khó ngủ, phải dậy đi lại. Đây là biểu hiện “quen thuộc” của người mắc “hội chứng chân không yên”, hay còn được gọi là hội chứng chân không nghỉ. Vậy người mắc hội chứng chân không yên cần phải làm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin hội chứng chân không yên và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Biểu hiện của hội chứng chân không yên 

Hội chứng chân không yên (còn được biết đến là bệnh Willis - Ekbom, viết tắt RLS) là một bệnh lý phổ biến của hệ thần kinh. RLS có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Triệu chứng điển hình là cảm giác bứt rứt, khó chịu ở chân với các đặc điểm sau: 

  • Thường xuất hiện vào buổi tối, khi người bệnh ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài. 
  • Cảm giác khó chịu sẽ giảm khi người bệnh cử động chân như: duỗi thẳng, đung đưa chân, đi lại. 
  • Có thể kèm theo triệu chứng co giật chân không chủ ý khi đang ngủ. 
  • Xuất hiện cảm giác kiến bò ở bàn chân, bắp chân và đùi. 

Nguoi-mac-hoi-chung-chan-khong-yen-cam-thay-chan-kho-chiu-moi-khi-ngoi-hay-nam-lau.jpg

Người mắc hội chứng chân không yên cảm thấy chân khó chịu mỗi khi ngồi hay nằm lâu

Người mắc hội chứng chân không yên sẽ có cảm giác thôi thúc cử động chân quá mức mà không cưỡng lại được. Triệu chứng bệnh xuất hiện chủ yếu vào buổi tối nên dễ gây rối loạn giấc ngủ, cản trở đến những hoạt động hàng ngày của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở cả hai bên chân nhưng cũng có thể chỉ ở một bên chân, có thể biến mất trong một khoảng thời gian, sau đó quay trở lại. 

Vậy hội chứng chân không yên có nguy hiểm không? May mắn, hội chứng chân không yên không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc. Tuy nhi bệnh tiến triển nặng có thể làm giảm rõ rệt chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể gây trầm cảm.  

Nguyên nhân gây hội chứng chân không yên

Y học hiện đại chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây hội chứng chân không yên. Các chuyên gia nhận định rằng, đây có thể là biểu hiện do sự mất cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh dopamine - chất liên quan đến việc kiểm soát chuyển động của cơ trong não. 

Bên cạnh đó, hội chứng chân không yên thứ phát được cho là do một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe sau:  

  • Thiếu sắt: Nồng độ sắt trong máu thấp có thể làm giảm nồng độ chất dopamine và gây ra hội chứng chân không yên. 
  • Người bệnh suy thận: Lượng sắt trong máu ở người bệnh suy thận có thể bị giảm hơn so với bình thường. Việc thiếu sắt kết hợp với những thay đổi khác của cơ thể ở người suy thận có thể gây hoặc làm nặng thêm triệu chứng của RLS.
  • Người mắc bệnh Parkinson, các bệnh thần kinh ngoại biên. 

>>> XEM THÊM: Hội chứng parkinson và những thông tin không thể bỏ qua

Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ cũng xuất hiện các biểu hiện của hội chứng chân không yên. Tuy nhiên chúng thường tự biến mất sau khi sinh con. 

Phu-nu-3-thang-cuoi-cua-ky-thai-co-the-bi-mac-hoi-chung-chan-khong-yen.jpg

Phụ nữ 3 tháng cuối của kỳ thai có thể bị mắc hội chứng chân không yên

Phương pháp điều trị hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tùy vào mức độ biểu hiện triệu chứng, hội chứng chân không yên có thể được kiểm soát chỉ bằng việc thay đổi lối sống hay phải dùng đến thuốc điều trị. 

Thay đổi lối sống giúp cải thiện hội chứng chân không yên

Triệu chứng của RLS ở mức độ nhẹ, không liên quan đến các bệnh lý và yếu tố sức khỏe gây RLS nguyên phát có thể kiểm soát được bệnh bằng cách thay đổi lối sống như:

  • Đi ngủ đúng giờ và đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày, tránh làm rối loạn chu kỳ ngủ và dành thời gian thư giãn trước khi ngủ sẽ giúp người mắc RLS tạo được thói quen ngủ tốt. Điều này cũng góp phần cải thiện triệu chứng của RLS. 
  • Chườm ấm hoặc chườm mát: Việc chườm ấm hoặc chườm mát, hay dùng xen kẽ cả hai, kết hợp với xoa bóp chân có thể giúp giảm cảm giác khó chịu ở chân. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ ngắn hoặc thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ đơn giản trước khi ngủ giúp cải thiện hội chứng chân không yên. Cần lưu ý không vận động quá nhiều hoặc quá mạnh do khiến các triệu chứng của RLS có xu hướng nặng thêm.
  • Tránh sử dụng caffein: Hạn chế dùng các sản phẩm có chứa caffein như cà phê, sô cô la, trà có thể giúp giảm cảm giác bồn chồn ở chân và tránh làm hội chứng chân không yên nặng thêm. 

Di-bo-ngan-giup-cai-trieu-chung-cua-hoi-chung-chan-khong-yen.jpg

Đi bộ ngắn giúp cải triệu chứng của hội chứng chân không yên

Dùng thuốc điều trị hội chứng chân không yên

Một số thuốc có thể được bác sĩ dùng trong điều trị hội chứng chân không yên, kể đến như: 

  • Thuốc chủ vận dopamin: Thuốc có tác dụng tăng dopamine, nhờ đó giúp kiểm soát triệu chứng của RLS. Tác dụng phụ điển hình của nhóm thuốc này là gây ngủ.
  • Thuốc hỗ trợ giấc ngủ: Bác sĩ có thể kê thuốc hỗ trợ giấc ngủ cho người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ do hội chứng chân không yên.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Thuốc giảm đau gây nghiện nhẹ (chứa các opioid yếu) có thể được bác sĩ kê nhằm giảm đau do hội chứng chân không yên. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu. 

Thêm vào đó, người mắc hội chứng chân không yên thứ phát cần phải điều trị các bệnh lý và tình trạng sức khỏe gây bệnh như thiếu máu, thiếu sắt, bệnh thận, bệnh Parkinson… 

Bổ sung thảo dược hỗ trợ cải thiện an toàn, hiệu quả hội chứng chân không yên

Sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thần kinh đang là xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn. Tiêu biểu là bộ đôi thảo dược Thiên Ma và Câu Đằng. Trong nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy, bộ đôi Thiên Ma và Câu Đằng có tác dụng ức chế COMT (enzym làm bất hoạt dopamin) giúp tăng nồng độ dopamin trong não. Nhờ đó giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, không yên ở chân. Đặc biệt, bộ đôi Thiên Ma và Câu Đằng còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người mắc hội chứng chân không yên.

Thao-duoc-Thien-ma-va-Cau-dang.jpg

Thảo dược Thiên Ma và Câu Đằng

Bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về hội chứng chân không yên và cách giúp kiểm soát tình trạng này. Việc điều trị sớm giúp bạn kiểm soát hội chứng chân không yên hiệu quả hơn. Hãy để lại tình trạng bệnh của bạn, các chuyên gia sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất với bạn!

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/restless-legs-syndrome/symptoms-causes/syc 

https://www.nhs.uk/conditions/restless-legs-syndrome/  

https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/restless-legs-syndrome  

https://www.webmd.com/brain/restless-legs-syndrome/restless-legs-syndrome-rls  

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận