Lượng đường trong máu của bạn như vậy là bình thường. Nên theo dõi và kiểm tra lại, có thể những triệu chứng này xảy ra trùng hợp khi bạn đang mắc một số bệnh khác như nhiễm siêu vi, sốt, cảm cúm…

Cần lưu ý không ăn một loại chất quá nhiều và liên tục, thay đổi và cân đối nhiều loại chất khác nhau. Không nên ăn đường thay cơm, ăn đạm thay cơm hay ăn rau thay cơm, mà cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý. Ví dụ, trong một bữa ăn, lượng tinh bột (cơm, bún, phở, hú tiếu, nui, bắp, khoai…) chỉ nên chiếm 50%, nhưng nếu sau đó bạn lại tiếp tục nạp thêm những thức ăn chứa tinh bột hay đường khác như trái cây, thì lại làm dư thừa năng lượng, dẫn đến tăng cân và tăng lượng đường huyết.

Những người bị tiểu đường thường thèm ăn ngọt như chè, bánh ngọt, nước ép trái cây…, khi đó nên chia nhỏ bữa ăn rahạn chế đường tinh luyện hay các loại đường hấp thu nhanh. Ví dụ, trái cây ăn luôn vỏ, sẽ bổ sung thêm chất xơ làm chậm hấp thu đường trong máu so với khi ép nước ra uống. Tùy cơ địa mỗi người mà ăn nhiều hay ít trái cây, thức ăn ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Có người ăn 2 trái nhãn đã bị tăng đường huyết, có người ăn cả nửa ký nhãn cũng không sao. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên có máy đo đường huyết ở nhà để tự theo dõi và đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho chính bản thân mình.

 

Bình luận