Tiểu đường tuýp 2 có nên dùng insulin không?
Chào bạn,
Muốn biết rằng với chỉ số đường huyết và HbA1c như hiện tại có cần tiêm insulin không, chúng ta trước tiên cần tìm hiểu chỉ định tiêm insulin ở người tiểu đường tuýp 2 được quyết định trong những thời điểm nào.
Khi nào người tiểu đường tuýp 2 nên tiêm insulin?
Khác với tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin ngay khi được chẩn đoán, thì người tiểu đường tuýp 2 chỉ phải tiêm trong các trường hợp sau:
- Mắc biến chứng thận
- Men gan cao
- Bị chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật phải nằm viện
- Không đáp ứng với thuốc uống, đường huyết tăng cao
- Bị stress, căng thẳng khiến đường máu tăng cao quá mức
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, tiêm insulin sớm ở người tiểu đường tuýp 2 có thể giúp bảo tồn chức năng tuyến tụy, giảm tổn hại cho gan thận. Chính vì lẽ đó mà khuyến cáo mới nhất năm 2018 bổ sung, insulin sẽ được chỉ định khi mức đường huyết lúc đói lần đầu phát hiện trên 300 mg/dl hoặc HbA1c trên 10%.
Tại Việt Nam, chi phí tiêm insulin so với mức thu nhập của người bệnh là tương đối cao. Mặt khác việc tiêm insulin phải được theo dõi sát sao, insulin sau khi tiêm cần được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh là những lý do khiến khuyến cáo này chưa được áp dụng đại trà.
Xét với trường hợp của mẹ bạn, chúng tôi chưa rõ mẹ bạn mắc tiểu đường bao lâu, các thuốc đang sử dụng là gì, mẹ dùng một hoặc hai loại thuốc, nên chưa thể đưa ra lời khuyên chính xác có nên tiêm insulin hay không. Tốt nhất, bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện kiểm tra và xin tư vấn của bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Hướng dẫn cách giảm đường huyết không dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc hạ đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường còn quan trọng bởi những biện pháp không dùng thuốc. Chẳng hạn như kiểm soát chế độ ăn uống, luyện tập.
Với mức đường huyết của mẹ bạn như vậy là khá cao, bạn cần cùng mẹ ngồi lại để xem xét việc ăn uống đã đúng hay chưa, mẹ bạn có thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng hoặc là người ít tập luyện hay không. Việc rà soát lại những nguyên nhân khiến đường huyết cao sẽ giúp mẹ bạn loại bỏ được chúng, giờ đó nâng cao hiệu quả giảm đường huyết.
Gửi bạn thông tin hữu ích trong bài viết sau: 7 biện pháp ổn định đường huyết đơn giản hiệu quả đáng kinh ngạc.
Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
Bình luận