Xin cho hỏi, bác sĩ nói rằng tôi bị rối loạn đường huyết khi đói, liệu đó có phải là bệnh tiểu đường hay không. Xin tư vấn cho tôi cụ thể tôi nên ăn uống như thế nào để giảm bệnh?

Chào bạn,

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau.

Rối loạn đường huyết khi đói không phải bệnh tiểu đường

Mặc dù không biết chỉ số đường huyết của bạn hiện tại là bao nhiêu nhưng qua kết luận của bác sĩ bạn chưa bị bệnh tiểu đường. Rối loạn đường huyết khi đói, hay rối loạn dung nạp glucose đều chỉ chung là tình trạng tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường là giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2, nếu không đưa đường huyết về ngưỡng bình thường, trung bình sau 5  - 10 năm, tiền tiểu đường sẽ trở thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiền tiểu đường được xác định là khi mức đường huyết lúc đói nằm ở khoảng 5.6 - 6.9mmol/l. Còn bệnh tiểu đường là khi đường huyết lúc đói qua 2 lần đo (cách nhau 1 - 7 ngày) trên 7mmol/l.

Chế độ ăn khi bị rối loạn đường huyết khi đói

Khi mới bị rối loạn glucose, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, các loại đậu đỗ, rau quả tươi…; Ăn giảm bột, đường; Hạn chế dầu mỡ, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thêm những điều sau:

- Giảm stress bằng các hình thức như nghỉ ngơi, tập thể dục, tập thiền, tập yoga…

- Vận động thể chất: Vận động thể chất là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng đề kháng insulin. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau như đi bộ, đạp xe, làm vườn, chơi thể thao, tập thể dục… nhưng yếu tố quan trọng nhất là cần thực hiện đều đặn.

Ngoài việc luyện tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn khoa học, bạn nên sử dụng thêm mỗi ngày 4 viên thực phẩm bảo vệ sức khỏe GLUTEX – sản phẩm có 5 thảo dược quý lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng có công dụng làm giảm và ổn định đường huyết.

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận