Đường huyết lúc đói 7.1 đã bị bệnh tiểu đường chưa?
Chào bạn
Chỉ số đường huyết khi đói là một trong những tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tuy nhiên để biết chính xác bạn đã bị bệnh tiểu đường chưa, cần căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường của Bộ Y Tế.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường sẽ được chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 chỉ số:
- Đường huyết khi đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
- Đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), cần thực hiện các xét nghiệm 2 lần để chẩn đoán chính xác. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Đường huyết khi đói 7.1 mmol/l đã bị tiểu đường chưa?
Căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường kể trên, trường hợp của bạn chưa đủ tiêu chuẩn để kết luận bị bệnh tiểu đường. Để chẩn đoán, bạn cần đến bệnh viện thực hiện lại xét nghiệm đường huyết khi đói. Lưu ý nên thực hiện 2 lần trong 1 tuần. Đồng thời trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn đói (có thể uống nước lọc) ít nhất 8 tiếng để có kết quả chính xác.
Mặc dù hiện tại chưa kết luận được bạn có bị tiểu đường hay không, tuy nhiên con số 7.1 cũng không phải là một con số lý tưởng. Con số này đang cho thấy bạn có nguy cao bị tiểu đường type 2 (tiền tiểu đường). Vì vậy, bạn cũng cần xem xét lại chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình. Dưới đây là 1 số nguyên tắc chung trong chế độ ăn mà bạn cần tuân thủ để giảm đường huyết:
- Ăn giảm tinh bột, nhiều chất xơ từ rau củ quả trái cây.
- Ăn đúng giờ, không nhịn ăn.
- Ăn rau xanh trước khi ăn cơm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút/ngày, giảm cân nếu thừa cân. Đặc biệt ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng stress. Đây là điều mà nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên khi mất ngủ, cơ thể căng thẳng, đường huyết rất dễ tăng cao dù bạn có ăn kiêng.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ lá xoài, lá neem, mướp đắng… cũng là một cách giúp bạn giảm đường huyết trong giai đoạn này. Bởi những thảo dược này có tác dụng giúp giảm kháng insulin - nguyên nhân chính gây tăng đường huyết ở người tiền tiểu đường hay mới mắc tiểu đường type 2.
Dưới đây là 1 bài viết cụ thể về tiền tiểu đường, bạn có thể tham khảo thêm:
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận