Bị tiểu đường biến chứng suy thận cần làm gì?
Từ ThS.BS Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn:
Thực ra, ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm, kiểm soát đường huyết tốt thì vẫn có khả năng bị biến chứng suy thận. Bác lại không dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đây cũng là một yếu tố để đường huyết dao động nhiều làm thúc đẩy biến chứng suy thận xảy ra sớm hơn.
Để hạn chế biến chứng thận tiến triển nặng hơn, bác cần kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, huyết áp. Bởi nếu đường huyết và huyết áp cao sẽ làm tăng áp lực lên thận, gây suy thận nhanh hơn. Bác cần duy trì đường huyết lúc đói dưới 8.3 mmol/l, huyết áp dưới 140/90 mmHg.
Bác không được tự ý bỏ thuốc điều trị như trước nữa. Đồng thời, chế độ ăn uống cũng cần nghiêm ngặt hơn để vừa tốt cho bệnh tiểu đường, vừa tốt cho thận:
- Ăn giảm muối và mì chính.
- Không ăn các đồ mặn chế biến sẵn như dăm bông, cà muối, dưa muối...
- Không ăn quá 1 lạng thịt/ngày.
- Hạn chế ăn các loại rau nhiều chất đạm như giá đỗ, rau đay, rau ngót, rau mồng tơi.
Chúc gia đình nhiều sức khỏe!
Bình luận