Tôi đang điều trị tiểu đường tuýp 2 cho ông xã tại nhà, theo đơn của bác sĩ là: Tiêm insulin 20 đơn vị lúc 6h, 16 đơn vị lúc 16h. Nhưng lượng đường trong máu của chồng tôi vẫn cao lắm, lúc nào cũng trên 10 mmol/l. Tôi có nên tăng thêm liều insulin hoặc tăng thêm 1 lần nữa trong ngày được không? Xin chân thành cảm ơn.

Chào bạn

Không rõ là chỉ số đường huyết này, chồng bạn đo vào thời điểm nào trong ngày. Nếu là đường huyết đo sau ăn 2 giờ thì đường huyết trên 10 mmol/l, dưới 11 mmol/l vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được. Còn nếu đây là chỉ số đo lúc đói (không ăn gì 8 tiếng trước đó), thì mức đường huyết trên 10 là cao, rất dễ khiến cho các các biến chứng tiểu đường xuất hiện sớm. 

Chồng bạn đang điều trị bằng tiêm insulin nhưng đường huyết vẫn cao, trước khi muốn biết có cần tăng liều hay không, bạn cần xem lại khả năng tuân thủ của chồng trong việc ăn uống, tập thể dục. Hoặc đôi khi, việc thường xuyên có những thói quen xấu như hút thuốc lá, thức khuya, stress cũng sẽ khiến đường huyết tăng cao.

Việc điều chỉnh liều thuốc tiêm như thế nào, tăng đơn vị tiêm hay tăng số lần dùng thuốc trong ngày cần có chỉ định của bác sĩ, người bệnh hay người nhà bệnh nhân đều không được tự ý tăng liều. Bạn nên khuyên chồng đến bệnh viện sớm để bác sĩ kiểm tra lại chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1C (chỉ số phản ánh đường huyết trung bình trong 3 tháng), sau đó mới có thể điều chỉnh lại liều thuốc chính xác cho anh.

Chúc hai vợ chồng nhiều sức khỏe!

Bình luận

  • Triệu Văn Lực
    Triệu Văn Lực - Gửi lúc 15:39 24/02/2023
    Tôi bị bệnh tiểu đường phải tiêm insulin hàng ngày 2 lần.Trước đây bác sĩ chỉ định tiêm buổi sáng 24 đv,buổi chiều tiêm 16 đv,đường huyết tương đối bình thường.Nhưng gần đây đường huyết cứ tăng liên tục,lúc đầu 10,0 (tôi toàn đo vào lúc 6 h sáng khi chưa ăn),sau tăng dần lên 11,0 rồi 12,0 và hơn nữa.Bác sĩ chỉ định cho tiêm tăng lên,nhưng cứ tiêm liều tăng thì đường huyết lại tăng,không chịu giảm.Thậm chí tôi còn bỏ luôn bữa trưa không ăn,chỉ ăn sáng và tối nhưng đường huyết chỉ giảm chút xíu,vẫn còn cao hơn rất nhiều chỉ số bình thường.Nói thêm về bữa ăn,tôi ăn ngày 3 bữa,buổi sáng thường ăn bún hoặc mỳ,buổi trưa và tối ăn cơm,mỗi bữa nửa bát cơm.Tôi đang rất lo không biết có phải là tôi bị nhờn thuốc tiêm không?Nhờ bác sĩ tư vấn giúp phải làm sao?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn. Trong cơ thể chúng ta có 3 chất sinh năng lượng chính là gluxit, lipit và protid… Khi ăn uống dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh lý chuyển hóa trong đó thường gặp nhất là đái tháo đường. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường là do ăn quá dư thừa các loại thực phẩm có chỉ số đường cao, cơ thể không thể hấp thu được hết. Như vậy, chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân gây bệnh và cũng là biện pháp điều trị. Bởi khi đã mắc đái tháo đường mà không điều chỉnh chế độ ăn uống thì kể cả đã sử dụng thuốc hạ đường huyết isulin cũng không thể kiểm soát được đường huyết. Ngoài ra, những thực hành dinh dưỡng sai lầm khác của người mắc bệnh đái tháo đường, đó là:
      -Nhiều bệnh nhân không ăn cơm gạo mà thay thế bằng miến, mì khô, bún, phở. Nhưng thực tế lượng gluxit có trong các loại thực phẩm này vẫn rất cao, thậm chí trong miến gạo, miến dong lượng gluxit còn cao hơn cả cơm gạo.
      -Nhiều bệnh nhân giảm ăn bữa chính nhưng lại ăn nhiều vào bữa phụ cũng là một sai lầm. Ví dụ, sáng chỉ ăn chút bún phở, cơm, nhưng giữa buổi uống nước cam, hoa quả, ăn bánh thì lượng đường huyết trong ngày sẽ liên tục cao.
      Vì thế, bác sỹ Bùi Thị Trà Vy chỉ ra 3 nguyên tắc trong dinh dưỡng với bệnh nhân đái tháo đường như sau:
      - Ăn đúng giờ 3 bữa sáng trưa tối. Việc ăn đúng giờ giúp người bệnh sử dụng thuốc đúng giờ. Tạo ra nhịp điệu sinh học giúp cơ thể tiết hoocmon dẫn tới tiếp thu thức ăn tốt hơn, hạn chế tăng đường huyết. Tuyệt đối không được bỏ bữa ăn nào.
      -Bổ sung chất xơ. Người mắc bệnh đái tháo đường cần tăng lượng rau gấp đôi so với trước đây. Nên ăn nhiều rau vào lúc đầu bữa, sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác đói, ít “háo” cơm hơn. Ngoài ra, rau sẽ bao bọc niêm mạc dạ dày giúp các loại thức ăn khác ngấm vào từ từ, không làm tăng đường huyết đột ngột.
      -Lựa chọn thực phẩm có lượng đường thấp.
      Bạn tham khảo lại chế độ ăn uống hợp lý để có chỉ số đường huyết được ổn định hơn bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe.