“Trầm cảm là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ trong năm đầu tiên” là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi với các nhà khoa học người Đan Mạch.

Đột quỵ làm tăng nguy cơ trầm cảm

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra khi xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn máu ở động mạch não hoặc các mạch máu não bị vỡ (xuất huyết). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, trong đó phổ biến nhất là các bệnh tim mạch: huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, hẹp hở van tim… Đặc biệt là những người mắc chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, chẳng hạn như rung thất, cuồng thất, ngoại tâm thu đa ổ… Bởi khi tim đập quá nhanh nhưng không có nghĩa hiệu suất bơm máu của tim tăng, máu ứ lại tại tim làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Cục máu đông di chuyển trong lòng mạch chính là nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đột quỵ.

Một số trường hợp khi được đưa đi cấp cứu kịp thời, có thể sống sót sau cơn đột quỵ. Thế nhưng di chứng sau đột quỵ là rất nặng nề, người bệnh có thể bị liệt một bên cơ thể, rối loạn ngôn ngữ, đi lại khó khăn, nuốt khó, méo miệng… gây ảnh hưởng tới sinh học cá nhân và giao tiếp hàng ngày. Thậm chí có những người phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.

Chính vì những lý do này mà có thể người bệnh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu trầm cảm. Theo định nghĩa, trầm cảm là trạng thái chán nản, người bệnh cảm thấy không còn hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống, ăn uống không ngon miệng, ngủ không sâu giấc, tự ti về bản thân… Rất nhiều người bệnh trầm cảm nặng không thể thoát ra cố gắng tìm đến cái chết như là một cách để giải thoát cho bản thân.

 Viec-phai-doi-dien-voi-nhung-di-chung-sau-dot-quy-co-the-lam-tang-nguy-co-tram-cam

Việc phải đối diện với những di chứng sau đột quỵ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm

Tháng 9 năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Đan Mạch đã đưa đến kết luận rằng: Những người sống sót sau cơn đột quỵ sẽ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm. Và nguy cơ này cao hơn gấp 8 lần so với những người không có tiền sử đột quỵ. Khi nghiên cứu này được công bố, các nhà khoa học hy vọng nó sẽ có tác động lớn tới bác sĩ điều trị và người nhà, từ đó tìm ra hướng giải quyết để giúp đỡ người bệnh.

Nghiên cứu được thực hiện sau khi các nhà khoa học thu thập dữ liệu quốc gia Osler tại Đan Mạch nhằm so sánh nguy cơ trầm cảm ở những người sống sót sau đột quỵ và những người không có tiền sử này. Hơn 25% những người sống sót sau đột quỵ có dấu hiệu trầm cảm trong vòng 2 năm và hơn một nửa số trường hợp bị trầm cảm trong 3 tháng đầu tiên sau đột quỵ.

Trong khi nhóm chứng, chỉ phát hiện 8% người bệnh bị trầm cảm trong vòng 2 năm và một phần tư số trường hợp xuất hiện trầm cảm trong vòng 3 tháng.

Ở cả 2 nhóm nghiên cứu, những người bị trầm cảm có nguy cơ tử vong cao hơn do mọi nguyên nhân, mặc dù nhóm nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa các vấn đề này.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: https://consumer.healthday.com/cardiovascular-health-information-20/heart-stroke-related-stroke-353/stroke-survivors-often-struggle-with-depression-714633.html

 

Bình luận