Apixaban - Thuốc chống đông làm giảm nguy cơ đột quỵ cho người rung nhĩ
Eliquis là biệt dược phổ biến nhất của thuốc chống đông Apixaban
Apixaban là thuốc gì?
Apixaban là thuốc chống đông máu đường uống thế hệ mới, hoạt động bằng cách ngăn chặn một số protein làm đông máu. Thuốc có ưu điểm hơn các thuốc chống đông thế hệ cũ bởi:
- Có khoảng trị liệu tương đối rộng, hiệu quả tương đương
- Tỷ lệ chảy máu thấp hơn, không cần xét nghiệm chỉ số đông máu INR thường xuyên
- Ít tương tác với các thuốc khác và không cần lưu ý về chế độ ăn như thuốc chống đông kháng vitamin K.
Apixaban có các dạng hàm lượng là Apixaban 2.5 mg, Apixaban 5mg và được bán dưới tên thương mại phổ biến là Eliquis (Eliquis 2.5 mg, Eliquis 5mg). Các dạng hàm lượng khác nhau của Apixaban đều có chung một giá, rơi vào khoảng 26.000 đồng/viên.
Ai nên sử dụng Apixaban
Với tác dụng chống đông máu hiệu quả và ít tác dụng phụ như vậy nên Apixaban thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Dự phòng đột quỵ và thuyên tắc ở bệnh nhân có rung nhĩ không do van tim.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân thay khớp gối hoặc khớp háng.
- Bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 (bệnh nhân F0)
Tuy nhiên, với người bệnh van tim (hẹp hở van 2 lá, van động mạch chủ, bệnh nhân đã thay van nhân tạo, sửa van tim), Apixaban chưa cho thấy hiệu quả phòng ngừa huyết khối hay thuyên tắc.
Hướng dẫn sử dụng thuốc chống đông Apixaban đúng cách
Nếu đang dùng Apixaban, bạn đừng bỏ qua hướng dẫn này để nhận được tối đa lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro của thuốc.
Cách dùng thuốc Apixaban
Apixaban (Eliquis) được dùng đường uống, thường là 2 lần mỗi ngày (các lần cách nhau 12 giờ), bạn có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, để thuốc duy trì nồng độ ổn định trong cơ thể và tránh quên liều thuốc, bạn nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Nếu không thể nuốt toàn bộ viên thuốc, bạn có thể nghiền viên thuốc và trộn với nước, nước táo hoặc nước sốt táo và uống ngay.
Liều dùng thông thường của thuốc
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp, cụ thể:
- Đối với bệnh nhân rung nhĩ: Liều thông thường là 5mg x 2 lần/ngày. Trường hợp bệnh nhân trên 80 tuổi, nặng dưới 60kg hoặc mắc bệnh thận và có nguy cơ chảy máu cao hơn, bác sĩ có thể kê đơn liều thấp hơn là 2,5mg x 2 lần/ngày.
- Đối với bệnh nhân mới bị huyết khối trong vòng 6 tháng qua, liều thông thường là 10mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày đầu. Sau đó, bạn sẽ giảm liều 5mg x 2 lần/ngày.
- Đối với bệnh nhân đã bị huyết khối hơn 6 tháng trước, liều thông thường là 2,5mg x 2 lần/ngày.
- Đối với những người đã thay khớp háng hoặc khớp gối: Liều thông thường là 2,5mg x 2 lần/ngày.
Tuân thủ dùng thuốc Apixaban đúng liều theo chỉ định của bác sĩ là cách giảm rủi ro tốt nhất
Liều dùng cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà trở nặng
Đối với các trường hợp bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, Sở Y Tế TP. HCM khuyến cáo bệnh nhân có thể tự sử dụng thuốc chống đông Apixaban khi:
- Có triệu chứng khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ trên 20 lần/phút) hoặc đo SpO2 < 95% nhưng chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
-
Tuổi từ 18 trở lên và không thuộc đối tượng chống chỉ định của Apixaban bao gồm: Phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.
Lúc này, liều dùng thuốc Apixaban cho bệnh nhân là 2,5 mg x 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, thời gian sử dụng thuốc không quá 3 ngày.
Trong thời gian này, người bệnh cần tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn có cần tiếp tục dùng thuốc này hay không.
Cách xử trí khi uống thuốc quá liều/quên liều
- Trường hợp uống quá liều thuốc: Khiến bạn rất dễ gặp phải tình trạng chảy máu, xuất huyết và cần đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử trí ngay lập tức.
- Trường hợp quên liều thuốc: Nếu bạn quên dùng thuốc trong vòng 6 tiếng, bạn có thể dùng 1 viên và tiếp tục liều tiếp theo. Nếu đã quá 6 tiếng, bạn sẽ ngưng liều thiếu đó, đợi đến cữ tiếp theo và chỉ dùng 1 viên. Tuyệt đối, bạn không được uống gấp đôi liều, bởi rất dễ dẫn đến tình trạng quá liều.
Nếu bạn còn băn khoăn trong quá trình dùng thuốc Apixaban (Eliquis), hãy gọi cho các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp cụ thể!
Lưu ý không thể bỏ qua để tránh tác dụng phụ của Apixaban (Eliquis)
Tuy có nhiều ưu điểm hơn các thuốc chống đông thế hệ cũ nhưng Apixaban vẫn tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Nắm rõ những lưu ý khi dùng thuốc sau đây giúp bạn đạt được hiệu quả ngăn ngừa biến chứng huyết khối và giảm tối đa rủi ro:
Tránh sử dụng thuốc, thực phẩm tương tác với Apixaban
Trong quá trình dùng thuốc bạn cũng cần hạn chế đồ uống có cồn, bởi sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
Đồng thời, một số thuốc có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của Apixaban mà bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị hay cần tránh sử dụng đồng thời, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng do nấm hay vi khuẩn: Carbamazepine, Itraconazole, Ketoconazole, Phenytoin, Rifampin, Ritonavir
-
Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, Clopidogrel, Ticagrelor...
-
Thuốc giảm đau chống viêm thuộc nhóm NSAID: Ibuprofen, Diclofenac…
-
Thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm SSRI như Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline...
Vì vậy, trong trường hợp cần dùng tới thuốc giảm đau, hạ sốt hàng ngày, bạn có thể lựa chọn Paracetamol sẽ an toàn hơn.
Paracetamol là thuốc giảm đau được khuyến cáo cho bệnh nhân đang dùng Apixaban
Hạn chế các hoạt động dễ gây chảy máu
Để giảm nguy cơ chảy máu từ các vết thương hở, bầm tím hoặc bị thương, hãy hết sức - Thận trọng với các vật sắc nhọn như dao nhọn, dao cạo, cắt móng tay, bàn chải đánh răng. bạn có thể tham khảo sử dụng dao cạo điện an toàn khi cạo râu, dùng bàn chải có lông mềm.
- Hạn chế các hoạt động mạnh, các hoạt động dễ gây chấn thương chảy máu như leo trèo, chạy nhảy, các môn thể thao tiếp xúc...
- Nếu bạn bị ngã hoặc bị thương, đặc biệt là bị đập đầu, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra xem bạn có bị chảy máu ẩn nghiêm trọng hay không.
Theo dõi các biểu hiện xuất huyết
Vết bầm tím dưới da bất thường cảnh báo nguy cơ xuất huyết khi dùng Apixaban
Bạn có thể gặp phải nguy cơ chảy máu từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện cụ thể như sau:
- Triệu chứng nhẹ là các dấu hiệu chảy máu nhẹ và cầm máu nhanh như: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, vết bầm tím nhỏ dưới da.
- Triệu chứng nặng bao gồm:
- Da tái nhạt, cảm thấy cơ thể suy nhược, người rất yếu, mệt mỏi, khó thở, đau ngực
-
Đau đầu dữ dội, chóng mặt, ngất xỉu
-
Ho ra máu, nôn ra máu hoặc giống bã cà phê, đi cầu phân đen, phân đỏ có mùi tanh
-
Kinh nguyệt ra nhiều/kéo dài bất thường
-
Chảy máu rất lâu cầm máu
Nếu các biểu hiện trên đây kéo dài dai dẳng và ngày một trầm trọng hơn, bạn cần lập tức thông báo với bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.
Thông báo với bác sĩ khi thực hiện thủ thuật y tế
Trước khi tiến hành làm phẫu thuật hoặc bất kỳ thủ thuật y tế nào (ví dụ nhổ răng, chọc tủy sống hoặc gây tê tủy sống/ngoài màng cứng), bạn hãy cho bác sĩ rằng đang dùng thuốc Apixaban cũng như các thuốc điều trị khác.
Bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn về việc ngừng dùng Apixaban trước khi phẫu thuật và ngày bắt đầu dùng lại thuốc này.
Đừng quên thông báo cho bác sĩ bạn đang dùng Apixaban khi thực hiện nhổ răng
Theo dõi chỉ số chống đông INR và chức năng gan, thận
Khi dùng Apixaban, bạn không cần xét nghiệm chỉ số đông máu INR thường xuyên, tuy nhiên vẫn cần kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá nguy cơ chảy máu và được chỉ định liều thuốc phù hợp.
Thuốc Apixaban được đào thải ít qua thận, do đó bạn chỉ cần theo dõi chức năng thận ít nhất mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên, nếu bạn bị suy giảm chức năng thận, bạn cần theo dõi thường xuyên hơn để hiệu chỉnh liều thuốc.
Trên đây là những thông tin giúp bạn dùng thuốc Apixaban đúng cách và đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, đây là những khuyến cáo chung của nhà sản xuất, nếu được chỉ định dùng Apixaban, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị trực tiếp. Nếu có băn khoăn cần giải đáp, đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0981.238.219 để được chuyên gia tư vấn!
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Theo nguồn:nhs.uk medlineplus
Bình luận