Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định, ở những người phụ nữ bị tiểu đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, con sẽ có nguy cơ bị suy tim và nhiều bệnh tim mạch khác ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Bị bệnh tiểu đường khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ suy tim suốt đời cho trẻ

Bị bệnh tiểu đường khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ suy tim suốt đời cho trẻ

30 - 80% trẻ có mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ sẽ phát triển bệnh tim mạch

Nghiên cứu dữ liệu trong 30 năm của các gia đình tại Canada, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim ở thanh thiếu niên và bệnh tiểu đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ của mẹ. Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Laetitia Guillemette, cố vấn chuyên môn của Bộ Y Tế Canada cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên về kết quả nghiên cứu, bởi vì chúng tôi thấy được nguy cơ tim mạch cao hơn gấp 2 - 3 lần ở những bị tiểu đường hoặc có mẹ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ so với người bình thường”.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu sức khỏe của hơn 290.000 trẻ em do 190.000 bà mẹ sinh ra từ năm 1979 đến 2005. Các trẻ sinh ra được theo dõi sức khỏe đến năm 35 tuổi. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 30 - 80% con của những người mẹ mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển bệnh tim sau này. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim của các đứa trẻ này cũng cao gấp 2 - 3 lần so với những đứa trẻ khác, tiêu biểu như phát triển các bệnh cao huyết áp và suy tim.  

Các vấn đề sức khỏe này cũng được phát hiện ở độ tuổi sớm hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi có mẹ không bị tiểu đường khi mang thai. Tiến sĩ Robert Gabbay, Giám đốc Khoa học và Y tế của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cho biết: "Điều này thực sự đáng lo ngại. Các đứa bé có thể phát triển bệnh tim và các bệnh mạn tính khác khi chưa đầy 35 tuổi. Chúng ta thường nghĩ đến các bệnh này ở độ tuổi lớn hơn nhiều". 

Kiểm soát đường huyết tốt trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ bệnh tim cho con

Tiến sĩ Gabbay nhấn mạnh: “Trong thời kỳ mang thai, kiểm soát bệnh tiểu đường là đặc biệt quan trọng, có thể được thực hiện thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ, những người có lượng đường trong máu cao khi mang thai sẽ sinh con lớn hơn, có nhiều khả năng khó sinh, tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn, nhiều biến chứng thai kỳ. Kiểm soát tốt đường huyết chính là chìa khóa hạn chế tất cả yếu tố đó”.

Kiểm soát đường huyết giúp giảm biến cố thai kỳ

Kiểm soát đường huyết giúp giảm biến cố thai kỳ

Theo nghiên cứu được công bố ngày 28/09/2002 trên CMAJ (Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada), không xác định được lý do tại sao bệnh tiểu đường ở mẹ lại ảnh hưởng đến tim mạch. Nhưng một giả thuyết cho rằng, nguyên nhân đến từ sự khác biệt trong chất dinh dưỡng đứa trẻ nhận được trong quá trình mang thai so với những gì chúng cần cho sự phát triển của cơ thể. Guillemette nói: “Mục tiêu của chúng tôi là làm nổi bật thực tế là nhiều điều ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta ngoài lối sống của mỗi cá nhân

Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác làm tăng nguy cơ bệnh tim ở những đứa trẻ có mẹ bị bệnh tiểu đường, tuy nhiên, nghiên cứu đã giúp các cơ quan y tế có cơ sở để thực hiện sàng lọc trên lâm sàng. Những đứa trẻ bị phơi nhiễm với tiểu đường trong tử cung có thể được khám sàng lọc và kiểm soát sớm nguy cơ tim mạch, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Các tác giả nghiên cứu gợi ý rằng những phát hiện này có thể hữu ích cho sức khỏe dự phòng, bao gồm cả việc sàng lọc những đứa trẻ bị tiểu đường trong tử cung để tìm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Guillemette cũng hy vọng các nhà hoạch định chính sách có thể tạo ra một môi trường lành mạnh hơn cho mọi người.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: healthday.com

Bình luận