Nghiên cứu trên tạp chí BMJ Open Diabetes Research & Care cho thấy, người có cân nặng khi sinh từ 2,5 kg trở lên sẽ có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn.

Nghiên cứu trên tạp chí BMJ Open Diabetes Research & Care cho thấy, người có cân nặng khi sinh từ 2,5 kg trở lên sẽ có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn.

Cân nặng khi sinh có liên hệ như thế nào với nguy cơ mắc tiểu đường type 2 khi trưởng thành?

Cân nặng khi sinh có liên hệ như thế nào với nguy cơ mắc tiểu đường type 2 khi trưởng thành?

Mới đây, tạp chí BMJ Open Diabetes Research & Care đã công bố nghiên cứu về mối liên hệ giữa cân nặng khi sinh với nồng độ IGF-1 (một loại hormon tăng trưởng tương tự như insulin-1) và nguy cơ mắc tiểu đường type 2 khi trưởng thành. Nghiên cứu được thực hiện tại Anh trong 4 năm (từ 2006 đến 2010), trên 112.736 phụ nữ và 68.354 nam giới từ 37-73 tuổi. 

Người tình nguyện sẽ được cung cấp tất cả các thông tin gồm cân nặng khi sinh, thể trạng (chiều cao, cân nặng, chỉ số khối của cơ thể BMI, số đo ba vòng, độ dày nếp gấp da), mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, nước bọt), nhân khẩu học, tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, lối sống (hút thuốc, uống rượu, thời gian ngủ, hoạt động thể chất). Trong đó, mẫu máu của người tham gia nghiên cứu sẽ được đo lặp lại theo thời gian các chỉ số IGF-1, cholesterol, chất béo trung tính, tình trạng viêm, protein phản ứng C. 

Nghiên cứu thu được các kết quả như sau:

- Có khoảng 3299 người phát hiện bệnh tiểu đường type 2 trong tổng số 181.090 người tham gia nghiên cứu.

- Người có nồng độ IGF-1 trong máu càng thấp thì nguy cơ mắc tiểu đường type 2 càng cao. Tuy nhiên, riêng nam giới khi sinh có cân nặng từ 2,5kg trở lên thì ngược lại, nồng độ TGF-1 càng thấp thì nguy cơ mắc tiểu đường type 2 càng thấp. Cụ thể, 20% người thuộc nhóm này có mức IGF-1 thấp nhất có tỷ lệ mắc tiểu đường type 2 thấp hơn 14% những người có mức IGF-1 thấp trung bình và kém hơn 36% người có IGF- 1 cao.

- Những người có nồng độ IGF- 1 thấp thường là người cao tuổi, sống ở khu vực khó khăn, có nhiều yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường.

- Không phát hiện sự tác động của yếu tố di truyền đến cân nặng khi sinh.

Dù có điểm hạn chế là thiếu thông tin về sự ảnh hưởng của sắc tộc, sinh non nhưng nghiên cứu này cũng đã cho thấy mối liên hệ giữa cân nặng khi sinh và tiểu đường type 2. Từ đó, những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cần có kế hoạch tầm soát chế độ ăn và lối sống, quan tâm đến sức khỏe để tránh rủi ro.

Thông tin hữu ích: Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn tham khảo: eurekalert.org

Bình luận