Cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bằng biện pháp can thiệp mạch vành
BV Bình Minh chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ để cấp cứu, BS. Đặng Quang Tâm - Giám đốc cho biết, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng vật vã, toàn thân tím tái, vã mồ hôi, mạch và huyết áp bằng không, nhịp tim rời rạc.
Chẩn đoán ban đầu phát hiện bệnh nhân bị choáng tim do nhồi máu cơ tim cấp thành dưới, thành trước rộng (siêu âm tim EF=28%). Tiên lượng đây là một ca bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Những trường hợp này tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90% nếu không được can thiệp kịp thời. Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ đã khẩn trương hồi sức truyền dịch, dùng các thuốc vận mạch levonor, dopamin cho bệnh nhân. Sau đó, bệnh viện đã xin sự hỗ trợ của Khoa Tim mạch can thiệp (BV Chợ Rẫy), bệnh nhân được can thiệp mạch vành cấp cứu đặt 2 stent vào 2 nhánh lớn của động mạch. Sau khi can thiệp đặt stent mạch vành, tình trạng bệnh đã ổn định, mạch, huyết áp trở lại bình thường, đã ngưng được các thuốc vận mạch. Bệnh nhân tỉnh táo, hết đau ngực, ăn uống trở lại như trước.
Mảng xơ vữa là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
Theo các bác sĩ, bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngưng tim, ngưng thở là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, gần như đưa đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Các bác sĩ của đơn vị can thiệp tim mạch bệnh viện T.Ư Cần Thơ cho rằng, việc cứu sống bệnh nhân trong những tình huống này đòi hỏi phải có đầy đủ các thiết bị, nhận định và phán đoán bệnh khẩn trương nhưng chính xác, đồng thời là sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng của êkíp bác sĩ tiến hành cấp cứu.
Theo suckhoedoisong
Bình luận