Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới giúp làm giảm rủi ro trong phẫu thuật cắt túi mật
Những hạn chế trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi
Cắt túi mật nội soi là một trong những phẫu thuật cắt bỏ túi mật đang được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới trong điều trị các bệnh túi mật. Đây là một thủ thuật tương đối an toàn, có tỷ lệ thành công cao, tiến hành nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có một số rủi ro nhất định ảnh hưởng đến khoảng 0,5% số người thực hiện ca phẫu thuật đó là những tổn thương nghiêm trọng tại đường dẫn mật. Nguyên nhân của các biến chứng sau cắt túi mật nội soi chủ yếu là do quá trình chẩn đoán hình ảnh xác định sai giải phẫu đường mật.
Để xác định hình ảnh đường ống dẫn mật hiện nay đang áp dụng 2 cách sau:
- Sử dụng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCCP) tiêm chất cản quang vào đường mật rồi chụp lại hình ảnh đường mật tụy, thủ tục này thông thường có thể kéo dài từ 30 – 60 phút tùy vào những thao tác được thực hiện.
- Chụp X - quang đường dẫn mật.
Tuy nhiên các phương pháp này có nhược điểm là kéo dài thời gian thực hiện thủ tục cắt túi mật và đôi khi vẫn xuất hiện một số rủi ro gây tổn thương đường dẫn mật.
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới giúp làm giảm rủi ro trong phẫu thuật cắt túi mật
Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm sinh viên trường đại học Hebrew ở Jerrusalem và Trung tâm Y tế Hadassah: “ Thực tế thủ tục nội soi cắt túi mật được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng nhưng các bác sỹ phẫu thuật đang miễn cưỡng làm cho quá trình này phức tạp hơn” Tiến sỹ Muhammad Adileh người đứng đầu nhóm nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi đã tìm ra một giải pháp chẩn đoán hình ảnh đường mật mới mà sẽ không làm phức tạp quá trình tiến hành bằng cách thay đổi các thủ tục thực hiện hoặc làm giảm thời gian thực hiện.”
Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới này
Nhóm nghiên cứu đã hợp tác với GS Yaakov Nahmias, Giám đốc Trung tâm Alexander Grass của trường Đại học Hebrew họ đã xác định được một quang phổ hấp thụ của acid mật: “Chúng tôi thấy rằng sử dụng ánh sánh màu đỏ chiếu vào đường mật có thể nhìn thấy được hầu hết hình ảnh đường mật do ánh sáng này được hấp thụ bởi các acid mật.” Nahmias nói.
Thực hiện trên động vật thí nghiệm, nhóm nghiên cứu thấy có thể xác định đường mật chỉ bằng cách chuyển đổi các màu sắc của ánh sáng và hướng của ánh sáng tới.
“Đây là một phát hiện rất quan trọng” Nahmias nói: “Nó cho phép bác sỹ có thể thực hiện được các thủ tục nội soi tiêu chuẩn và xác định chính xác đường mật chỉ bằng một nút ấn duy nhất trên mạch điện phát ánh sáng”
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới này sẽ giúp các bác sỹ hạn chế gây chấn thương ống mật trong quá trình phẫu thuật từ đó giảm thiểu được các rúi ro, biến chứng sau cắt túi mật cho người bệnh.
Bình luận