Người bệnh tiểu đường xuất hiện biến chứng bàn chân có nguy cơ cao bị suy giảm nhận thức chính là kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Ben-Gurion, Negev, Israel. Kết quả này đã được người đứng đầu là Tiến sĩ Rachel Natovich báo cáo tại hội thảo khoa học do Hiệp hội đái tháo đường Mỹ tổ chức ở Boston ngày 7/12/2015
Người bệnh tiểu đường xuất hiện biến chứng bàn chân có nguy cơ cao bị suy giảm nhận thức chính là kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Ben-Gurion, Negev, Israel. Kết quả này đã được người đứng đầu là Tiến sĩ Rachel Natovich báo cáo tại hội thảo khoa học do Hiệp hội đái tháo đường Mỹ tổ chức ở Boston ngày 7/12/2015

Mối liên quan giữa biến chứng bàn chân do tiểu đường và sự suy giảm nhận thức

Một trong những biến chứng nghiêm trọng và thường gặp do bệnh tiểu đường là biến chứng bàn chân. Nguyên nhân là do người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết dẫn đến những tổn thương trên tế bào thần kinh khiến họ mất cảm giác với những chấn thương như vết cắt, vết rộp. Mặt khác đường huyết tăng cao là môi trường sinh sống thuận lợi của nhiều loại vi khuẩn phát triển tạo thành các ổ nhiễm trùng rất khó để điều trị. Chính vì lý do này mà hàng năm có rất nhiều người bệnh trên toàn thế giới phải cắt cụt chi.

Khả năng nhận thức bị suy giảm khi bị biến chứng bàn chân do tiểu đường
Khả năng nhận thức bị suy giảm khi bị biến chứng bàn chân do tiểu đường

“Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn có 25% nguy cơ gặp phải biến chứng loét bàn chân trong suốt cuộc đời” Tiến sĩ Natovich chia sẻ. Tuy nhiên, khi nhắc đến mối liên hệ giữa biến chứng này và sự suy giảm chức năng nhận thức thì các nhà nghiên cứu lý giải rằng: “Có thể do các tế bào thần kinh tại bàn chân bị tổn thương dẫn đến sự xáo động của hệ thống các mạch máu vi mô và mạch máu vĩ mô trong cơ thể từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới não bộ”. Dựa trên suy đoán này, các nhà khoa học quyết định thực hiện nghiên cứu trên 99 người bệnh bị biến chứng bàn chân do tiểu đường.

Tăng nguy cơ suy giảm nhận thức khi mắc biến chứng bàn chân

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá khả năng nhận thức của người bệnh tiểu đường qua 2 nhóm:

- Nhóm 1: Bắt đầu nghiên cứu từ lúc trước và sau khi xuất hiện biến chứng bàn chân tiểu đường.

- Nhóm 2: Không xuất hiện biến chứng bàn chân trong suốt quá trình nghiên cứu.

Sau đó, họ so sánh kết quả của 2 nhóm này thì thấy rằng khả năng nhận thức là tương tự nhau trước khi xuất hiện biến chứng. Nhưng những đối tượng sau khi bị biến chứng bàn chân có trí nhớ kém hơn, giảm tập trung, giảm khả năng ngôn ngữ và phản ứng chậm hơn so với nhóm 2.

Phân tích về vấn đề này Tiến sĩ Natovich chia sẻ: “Những kết quả nghiên cứu trên hi vọng sẽ có đóng góp tích cực giúp người bệnh tiểu đường bị biến chứng bàn chân có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Đồng thời, dựa vào mức độ nhận thức chậm của người bệnh, các bác sỹ có thể chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh”. Để cải thiện cả hai tình trạng trên người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học. Gia đình và nhân viên y tế cũng đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ họ biết cách chăm sóc vết thương và kiểm soát biến chứng bàn chân do tiểu đường.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Trích nguồn: http://www.medicalnewstoday.com/

Bình luận