6 lầm tưởng về nhịp tim bạn cần biết
Những điều cần biết về nhịp tim
Nhịp tim chịu sự ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể là mức độ hoạt động, các bài tập thể dục, trọng lượng cơ thể, trạng thái cảm xúc hay thuốc điều trị. Khi nghỉ ngơi, nhịp tim của sẽ dao động trong khoảng 60 đến 100 nhịp trong mỗi phút. Còn khi vận động mạnh hoặc tập thể dục, cơ thể sẽ cần nhiều oxy hơn nên đòi hỏi tim phải đập nhanh hơn, do đó nhịp tim sẽ tăng lên. Tuy nhiên nhịp tim không nên vượt quá nhịp tim tối đa để tránh những nguy hiểm xảy ra cho cơ thể… Nhịp tim tối đa khi thực hiện các bài tập thể dục có cường độ cao được tính bằng công thức đơn giản 220- số tuổi. Bác sĩ Tan Swee Yaw, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore chia sẻ: “Bạn nên duy trì thực hiện các bài tập thể dục ở mức 60 - 80% nhịp tim tối đa được gọi là “vùng nhịp tim mục tiêu” để mang lại lợi ích cho trái tim. Ở một số người bệnh, các bác sĩ đề nghị vùng nhịp tim mục tiêu chỉ chiếm 50-75 phần trăm nhịp tim tối đa.”
Bạn có thể xác định nhịp tim của mình bằng cách đo nhịp tim ở cổ tay. Đặt hai ngón tay lên động mạch ở mặt trong của cổ tay, ngay dưới ngón tay cái và đếm nhịp đập trong 15 giây rồi nhân 4 để có được số nhịp đập trái tim trong một phút. Ngoài những điều dễ hiểu như trên, sau đây là 6 ví dụ liên quan tới nhịp tim có thể khiến bạn hiểu nhầm:
Nhịp tim dao động 50-90 trên một phút có thể gây hại
Nhiều người cảm thấy lo lắng khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi của mình nhỏ hơn 60 nhịp trên một phút. Thực tế cho thấy những người thường xuyên tập luyện, nhịp tim nghỉ ngơi sẽ thấp hơn bình thường. Vì vậy, bạn không nên quá lo sợ, điều đó chỉ bất lợi khi nhịp tim chậm của bạn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu...
Nhiều người cho rằng tập thẻ dục gây nhịp tim nhanh
Rối loạn nhịp tim là dấu hiệu của cơn đau tim
Những bất thường trong nhịp tim hay rối loạn nhịp tim không phải là dấu hiệu của một cơn đau tim. Nhịp tim thất thường có thể đi kèm một cơn đau tim nhưng đó chỉ ta tình trạng phát sinh do bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố khác gây ra.
Nhịp tim bình thường đồng nghĩa với chỉ số huyết áp bình thường
Nhịp tim bình thường không có nghĩa là huyết áp của bạn cũng trong tình trạng bình thường. Ví dụ như trong trường hợp người bệnh huyết áp cao, trái tim của họ vẫn hoạt động bình thường nhưng chỉ số huyết áp lại ngoài mong muốn. Ngược lại, một số người gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim nhưng họ vẫn có chỉ số huyết áp bình thường.
Tim đập nhanh là dấu hiệu của sự căng thẳng
Trong nhiều trường hợp người bệnh thường thấy tim mình đập nhanh hơn khi bản thân thấy căng thẳng. Tuy nhiên, một số lý do như sử dụng thuốc hoặc can thiệp y khoa thì trái tim của bạn cũng có thể đập nhanh hơn mức bình thường.
Nhịp tim tăng cao thường xuyên có thể giảm béo
Nhịp tim thường tăng cao khi tập luyện thể dục do cơ thể cần nhiều nặng lượng hơn để hoạt động cho nên nhiều người quan niệm rằng tim đập nhanh khiến nhiều năng lượng được tiêu thụ hơn. Vậy nhưng trên thực tế, khả năng đốt cháy chất béo chỉ xảy ra khi nhịp tim ở khoảng 45-60% của nhịp tim tối đa. Tuy nhiên, khi bạn đốt cháy chất béo không có nghĩa là bạn đang đốt một lượng calo tối đa. Vì vậy, bạn chỉ có thể giảm cân khi tập luyện đều đặn kết hợp chế độ ăn uống. Nhịp tim không ảnh hưởng nhiều đến khả năng giảm cân của bạn.
Tập thể dục gây ra nhịp tim nhanh
Thực tế khi hoạt động thể dục thể thao, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên để đáp ứng cung cấp đủ oxy đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp này nhịp tim chỉ tăng nhanh tạm thời, vô hại. Vì vậy luyện tập thể dục, thể thao là phương pháp tăng cường sức khỏe lành mạnh không hề ảnh hưởng xấu đến nhịp đập trái tim.
Do đó, ngay từ bây giờ, bạn hãy đồng bộ việc chăm sóc trái tim từ việc ăn uống khoa học và luyện tập hằng ngày đẻ có một trái tim khỏe mạnh với nhịp đập ổn định.
Bình luận