Bạn bị hấp dẫn bởi các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà… Chúng bổ sung năng lượng, mang đến sự tỉnh táo, giúp thư giãn tinh thần nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh và tim mạch. Khi sử dụng một lượng lớn caffeine, người dùng có thể gặp có cảm giác buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, thậm chí còn xuất hiện run chân tay, đi tiểu đường xuyên, trầm cảm và tim đập nhanh. Trên hệ tim mạch, caffeine là một trong những thủ phạm gây ra ngoại tâm thu, rung nhĩ và cơn đau tim.

Cà phê ảnh hưởng tới nhịp tim như thế nào?

Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương làm tăng huyết áp, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng lưu lượng máu tới da và tứ chi dẫn, do đó phải tăng nhịp tim để cung cấp đủ máu cho các cơ quan trên. Điều này xảy ra 15 phút sau khi uống cà phê và có thể kéo dài đến 6 giờ. Theo nghiên cứu của Đại học Michigan, một liều dùng vừa phải của cà phê, khoảng 250 mg đã có thể gây tác dụng tiêu cực đến hầu hết người sử dụng. Còn khi bạn sử dụng lên đến 1000 mg hoặc 10 ly thì sẽ tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ sau khi sử dụng.

Ca-phe-chua-caffeine-gay-roi-loan-nhip-tim

Cà phê chứa caffeine gây rối loạn nhịp tim

Nguyên nhân chính gây tim đập nhanh

Tim đập nhanh là hiện tượng trái tim đập hơn 100 nhịp mỗi phút, khiến bạn có cảm giác đánh trống ngực, rung trong cổ họng hoặc cổ. Tim đập nhanh hay ngoại tâm thu nếu xảy ra một vài lần trong năm thường không đáng lo ngại. Nhưng nếu tim đập nhanh hoặc không đều diễn ra kéo dài, cần thận trọng với các nguyên nhân do bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, hẹp hở van tim, rối loạn thần kinh tim, huyết áp cao hoặc người bệnh từng trải qua phẫu thuật tim. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây rối loạn nhịp tim như cường giáp, rối loạn điện giải, lupus… Trong những trường hợp này bạn cần đi khám để có phác đồ điều trị kịp thời.

Caffeine – nguyên nhân tiềm năng của chứng loạn nhịp tim

Bên cạnh các bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim còn được kích hoạt bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm lo âu, căng thẳng, hoảng loạn tinh thần, tập thể dục quá sức, sử dụng thuốc giảm cân, tác dụng phụ của thuốc điều trị, các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, rượu bia, thuốc lắc, đặc biệt là caffenie có trong trà, cà phê, sô cô la… Khi tiêu thụ một lượng lớn caffeine cùng lúc, bạn có thể xuất hiện nhịp tim nhanh ngay lập tức. Nhóm nghiên cứu tại trường Y Harvard cho biết, tùy vào thể trạng từng người mà sẽ có tần suất và mức độ tim đập nhanh ít nhiều khác nhau. Một số người còn gặp phải biểu hiện đánh trống ngực liên tục trong ngày, làm tăng nguy cơ gặp rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như rung nhĩ, rung thất… Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên sử dụng một lượng vừa phải caffeine tại cùng thời điểm bằng cách pha loãng gấp 5 – 10 lần.

Còn khi tình trạng đánh trống ngực kèm theo chóng mặt và đau tức ngực kéo dài sau khi ngưng sử dụng cà phê hay bất kỳ chất kích thích nào khác thì bạn cần sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch. Bởi đó có thể là triệu chứng của rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý nghiêm trọng nào khác.

Biên tập viên sức khỏe
Trích nguồn: http://www.livestrong.com
v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri",sans-serif;}

 

Bình luận