Kali cùng với một số chất điện giải khác tạo nên tín hiệu điện tim và giúp giữ tần số tim ổn định trong khoảng giữa 60 - 100 nhịp/ phút. Ở người bệnh Covid-19, sự mất cân bằng điện giải, đặc biệt là hạ kali máu là một trong những yếu tố góp phần gây ra tim đập nhanh hậu Covid-19.

Giảm Kali máu- Nguyên nhân phổ biến gây đánh trống ngực, nhịp tim nhanh hậu covid 19

Theo thống kê trên NCBI Hoa Kỳ, có đến 22% người bệnh sẽ gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh khi nghỉ, đánh trống ngực, hồi hộp, bồn chồn, lo âu, mệt mỏi do hậu Covid-19. Trong đó phần lớn các trường hợp rối loạn nhịp tim có liên quan đến sự sụt giảm kali máu.

Tại sao hạ kali máu gây nhịp tim nhanh hậu Covid-19?

Ths.Bs Lê Đức Việt - phòng khám tim mạch hậu Covid-19 bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết: nguyên nhân chính khiến người bệnh hậu Covid-19 bị hạ kali máu là do virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể thông qua các thụ thể ACE 2 nằm trên bề mặt tế bào tim, phổi, thận, đường ruột và làm tổn thương các thụ thể này. 

Thụ thể ACE 2 đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của hệ Renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) - hệ thống hormon có chức năng điều hòa huyết áp và cân bằng nồng độ các chất điện giải trong cơ thể. 

Khi các thụ thể ACE 2 bị tổn thương sẽ làm giảm sự kiểm soát ở  hệ RAAS. Hậu quả là rối loạn nồng độ các chất điện giải do tăng thải kali qua nước tiểu hoặc có sự dịch chuyển bất thường của kali vào trong tế bào, dẫn đến giảm kali máu, tăng nhịp  tim, tăng huyết áp. 

Ngoài ra, giảm kali máu ở người nhiễm Covid-19 còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

  • Sốt cao, tiêu chảy hoặc ăn uống kém trong khi nhiễm virus gây thiếu kali. 
  • Virus gây tổn thương ống thận làm tăng thải kali qua nước tiểu.
  • Đường huyết tăng cao khi nhiễm Covid-19 (đặc biệt ở người đái tháo đường) làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton và thay đổi pH máu, từ đó gây giảm kali.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị triệu chứng Covid-19 hoặc điều trị bệnh nền

Nhiều loại thuốc điều trị bệnh nền và thuốc chữa triệu chứng Covid-19 gây hạ kali máu

Nhiều loại thuốc điều trị bệnh nền và thuốc chữa triệu chứng Covid-19 gây hạ kali máu

Phần lớn người bị nhiễm Covid-19 phải gánh chịu tác động kép gây giảm kali trong máu do virus và do cả thuốc điều trị. Các thuốc gây hạ kali huyết bao gồm: 

  • Thuốc đồng vận beta 2 trong điều trị hen suyễn, COPD (Salbutamol (Albuterol), Bricanyl (Terbutaline)
  • Thuốc tiểu đường Insulin; Thuốc lợi tiểu Furosemid/ Lasix; 
  • Thuốc kháng viêm corticoid (Medrol, Prednisolon, Dexamethason)
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin; Thuốc kháng histamin Loratadin (có trong  thuốc chữa cảm cúm Decolgen, Hapacol..)

Dấu hiệu nhận biết tim đập nhanh hậu Covid-19 do hạ kali máu

Ngoài dấu hiệu tim đập nhanh, người bệnh bị hạ kali máu sau mắc Covid-19 còn gặp phải một số triệu chứng đặc trưng sau:

  • Đánh trống ngực (hầu hết người bệnh đều có triệu chứng này)
  • Hồi hộp, mệt mỏi, cảm giác người mệt rũ, chìm xuống nhưng không khó thở
  • Yếu cơ, cơ nhão, đau cơ, không muốn vận động hay cử động cơ, đặc là yếu hai chân và hay bị chuột rút (vọp bẻ).

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như: trướng bụng, táo bón, nôn/buồn nôn…

Người bệnh cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh hậu Covid-19

Người bệnh cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh hậu Covid-19

Điều trị giảm kali máu giúp cải thiện triệu chứng tim đập nhanh hậu Covid-19

Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ điều trị sẽ quyết định phác đồ điều trị phù hợp để kiểm soát nồng độ kali trong máu trong giới hạn (dao động từ 3,5 đến 5 mmol/l) nhằm ổn định nhịp tim hiệu quả

1. Với trường hợp giảm kali máu do thuốc

Người bệnh cần được đổi sang loại thuốc khác ít gây  giảm kali máu hoặc các thuốc không làm thay đổi nồng độ kali huyết, kết hợp với chế độ ăn giàu kali. 

Trường hợp chế độ ăn không đủ để bù kali, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc có chứa kali như Kaleorid hoặc Panangin hoặc kết hợp dùng Mg-B6. Vì thiếu kali thường kéo theo thiếu magie và gây ra tình trạng rối loạn lo âu, mất ngủ ở người bệnh nhiễm Covid-19. Bổ sung thêm Mg-B6 là giải pháp hữu hiệu để cải thiện các tình trạng này.

2. Giảm kali máu do sự dịch chuyển bất thường của kali vào trong tế bào

Ở người có bệnh nền tim mạch hay bị virus gây tổn thương cơ tim, gây ra sự dịch chuyển bất thường của kali vào trong tế bào, dẫn đến rối loạn nhịp tim thì việc điều trị không đơn giản. Điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn là tối quan trọng nhưng có thể chưa đủ để thiết lập lại sự ổn định nhịp tim như vốn có.

Trong khi đó, nhiều bằng chứng nghiên cứu về các hoạt chất sinh học có trong tự nhiên có khả năng điều hòa nồng độ các chất điện giải ở màng tế bào cơ tim để thiết lập lại sự mất cân bằng này.

Lợi thế của thảo dược Khổ sâm là hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm trống ngực với nhiều cơ chế nên dùng được cho nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau 

Lợi thế của thảo dược Khổ sâm là hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm trống ngực với nhiều cơ chế nên dùng được cho nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau 

Khổ sâm là một trong số ít thảo dược có chứa các hoạt chất sinh học có khả năng ổn định nhịp tim với nhiều cơ chế khác nhau. Đặc biệt là cơ chế điều hòa nồng độ các chất điện giải (kali, natri, magie, canxi) ở màng tế bào cơ tim và là lợi thế vượt trội trong việc thiết lập lại nhịp đập bình thường của tim.

Lời khuyên của thầy thuốc đối với người bị nhịp do giảm kali máu hậu Covid-19

1. Ăn giảm mặn (hạn chế muối natri): Nồng độ natri và kali trong máu luôn có sự đối nghịch. Vì vậy khi hạn chế natri sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu. Một số thực phẩm, gia vị nhiều natri như  bột canh, mì chính, nước mắm, xì dầu, thực phẩm đóng hộp, dưa muối, người bệnh nên chú ý khi gia giảm.

2. Bổ sung thực phẩm giàu kali: Các thực phẩm giàu kali thường có màu sắc đậm như rau xanh thẫm (bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt…), các loại hoa quả màu đỏ, vàng (cà chua, cà rốt, khoai tây, chuối, cam…).

Nếu không có bệnh lý nền suy thận hoặc block nhĩ thất độ III, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu kali để bổ sung kali, giảm thiểu tim đập nhanh khi mắc Covid-19. 

Biên tập viên: Ds. Ngọc Ánh 

 Tham vấn Y khoa Ths.Bs Lê Đức Việt

Tham khảo:

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmed.2021.744697/full 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8209915/ 

https://www.britishcardiovascularsociety.org/resources/editorials/articles/covid-19-cardiac-arrhythmias

https://timmachhoc.vn/benh-tim-mach-trong-dai-dich-covid-19 

NTV-kho-sam.png

Bình luận