Tim đập nhanh, đánh trống ngực hậu Covid-19 có chữa khỏi không?
Trong bài viết dưới đây, Ths.Bs Lê Đức Việt - Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn sẽ giải đáp các câu hỏi này và tư vấn người bênh cách kiểm soát tình trạng tim đập nhanh hậu Covid-19.
Giải đáp hậu Covid-19 tim đập nhanh, trống ngực có chữa khỏi không?
Theo Ths.Bs Lê Đức Việt, không phải tất cả các trường hợp rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hậu Covid-19 đều có thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh.
Các trường hợp tim đập nhanh hậu Covid-19 có thể chữa khỏi
Tim đập nhanh hậu Covid-19 có thể chữa khỏi được khi nguyên nhân gây loạn nhịp là các yếu tố ngoài tim như:
- Mất cân bằng điện giải: Các chất điện giải (kali, natri, canxi, magie) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tín hiệu điện của cơ tim và giữ tim đập ổn định. Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể gây tổn thương các thụ thể AEC 2 và làm mất cân bằng nồng độ điện giải. Nhịp tim nhanh trong trường hợp này có thể ổn định theo thời gian - tùy thuộc vào việc sửa chữa làm lành tổn thương của cơ thể.
Một số nguyên nhân khác gây rối loạn điện giải như sự di chuyển bất thường của kali vào tế bào hoặc mất điện giải do tiêu chảy, sốt cao, ăn uống kém hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Với trường hợp mất cân bằng điện giải đơn thuần nếu được bù điện giải, bù kali máu hợp lý thì triệu chứng rối loạn nhịp tim sẽ được cải thiện.
- Rối loạn thần kinh thực vật: hậu quả của Covid-19 trên hệ thần kinh thực vật (thần kinh tự chủ) là gây rối loạn chức năng của thần kinh tự động dẫn đến nhịp nhanh xoang và hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng (POST) có thể dẫn đến tình trang sương mù não, mệt mỏi, choáng váng.
Stress, căng thẳng, lo lắng quá mức cũng góp phần làm tăng nặng tình trạng rối loạn thần kinh tự chủ, gây nhịp tim nhanh. Lúc này, nếu người bệnh thư giãn tinh thần, giảm lo âu, stress thì nhịp tim cũng sẽ ổn định trở lại. Còn với nhịp nhanh tư thế, đòi hỏi người bệnh phải tập luyện nhiều mới thích nghi được với tình trạng này.
Các trường hợp tim đập nhanh hậu Covid -19 khó chữa khỏi
Khi nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim liên quan đến tổn thương thực thể tại tim do Covid-19, bao gồm:
- Tổn thương cơ tim (viêm cơ tim, xơ hóa cơ tim) do Covid-19 xâm nhập trực tiếp vào tim
- Tổn thương nút nhĩ thất (đường dẫn truyền xung động từ buồng tim phía trên xuống buồng tim phía dưới)
- Thiếu máu cơ tim do vi huyết khối làm hư hại hệ vi mạch vành; do giảm oxy ở phổi gây ra các cơn nhịp nhanh (rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh thất, rung thất…).
Với những trường hợp rối loạn nhịp nhanh do Covid-19 gây tổn thực thể trên tim rất khó chữa khỏi hoàn toàn và có thể trở thành bệnh tim mạch mạn tính. Do đó, các biện pháp điều trị sẽ tập trung vào việc ngăn bệnh tiến triển, đồng thời đưa tần số tim về ngưỡng cho phép giúp ổn định nhịp, cải thiện triệu chứng và giảm rủi ro tim mạch, tăng chất lượng sống cho người bệnh.
Covid-19 gây rối loạn nhịp tim nhanh với nhiều cơ chế phức tạp
Khi nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực hậu Covid-19, người bệnh nên làm gì?
Việc đầu tiên mà bạn cần làm khi thấy tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực sau khi khỏi Covid-19 là cần khám hậu Covid-19 để xác định dạng rối loạn nhịp tim, mức độ ra sao, nguyên nhân gây bệnh là gì, có mắc kèm các bệnh lý nào khác có thể ảnh hưởng đến nhịp tim không. Dựa trên các thông tin này, bác sĩ sẽ quyết định điều bằng thuốc hay bằng chế độ ăn uống. Trong trường hợp nhịp nhanh dai dẳng gây ra các triệu chứng trầm trọng, không đáp ứng với thuốc điều trị, các bác sĩ sẽ phải can thiệp đốt điện tim hoặc cấy máy khử rung tim.
Khổ sâm - Thảo dược quý giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực
Theo ghi chép trong Thần Nông bản thảo kinh - một cuốn sách quý ngàn năm về dược liệu Trung Hoa, mặc dù là vị thuốc đắng nhất trong tất cả các vị thuốc, hơn cả hoàng liên, tâm sen hay mật gấu, nhưng chính vị đắng này là "chìa khóa" mở ra những lợi ích to lớn của Khổ sâm trên rối loạn nhịp tim.
Các hoạt chất sinh học quý như Matrine, Oxymatrine có trong rễ Khổ sâm đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ổn định nồng độ chất điện giải (kali, natri, canxi, magie) ở màng tế bào cơ tim, giảm tính kích thích thần kinh tim, ức chế các phản ứng gây rối loạn nhịp.
Một trong những lợi ích khác của Khổ sâm là khả năng làm thư giãn mạch máu, chống co mạch, ngăn chặn cơn rối loạn nhịp xuất hiện ở những người thường xuyên bị căng thẳng, stress hoặc rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh tim. Vì thế, hơn 10 trở lại đây, thảo dược Khổ sâm đã được ứng dụng trong các sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị rối loạn nhịp tim, hỗ trợ ổn định nhịp tim, giúp giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.
Nhìn chung, rối loạn nhịp tim hậu Covid-19 phần lớn sẽ được chữa khỏi hoàn toàn sau vài tháng điều trị. Số còn lại sẽ trở thành bệnh tim mạch mạn tính. Tuy nhiên bằng cách điều trị tích cực, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh, nhịp tim sẽ dần ổn định và các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu sẽ được kiểm soát.
BTV Bích Ngọc
Tham vấn Y khoa Ths.Bs Lê Đức Việt
Nguồn tham khảo thêm: ncbi.nlm.nih.gov, uptodate.com, link.springer.com
Bình luận