Sau khi nhiễm COVID-19, rất nhiều F0 bị tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó chịu ở ngực kèm mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi, khó ngủ sâu giấc. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, nguyên nhân có phải do COVID-19 và cách điều trị ra sao?

Trong bài viết dưới đây, BS Vũ Minh Đức (Giám đốc phòng khám GOLDEN CARE tại TP. HCM) và BS Lê Đức Việt (Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) sẽ giải đáp tất cả những băn khoăn về tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực hậu COVID-19 và giúp bạn biết cách giảm nhẹ các triệu chứng này.

BS Lê Đức Việt (Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn)

Tim đập nhanh - dấu hiệu cảnh báo di chứng tim mạch hậu COVID-19

Theo BS Minh Đức, đa số F0 đều chỉ chú ý đến các di chứng trên phổi mà không biết rằng COVID-19 cũng âm thầm gây tổn thương tim. Nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo di chứng này.

Điều đáng lưu ý, tình trạng tim đập nhanh không chỉ xảy ra ở các F0 có bệnh nền mà còn xuất hiện ở cả những người khỏe mạnh. Theo nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Y học tổng quát, 8.3% bệnh nhân COVID-19 phải điều trị tại bệnh viện bị tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút sau khi khỏi bệnh dù trước đó không hề có vấn đề về nhịp tim. Con số này có thể cao hơn rất nhiều nếu tính cả số người bệnh đang điều trị tại nhà.

Tại sao COVID-19 khiến tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực?

Chia sẻ về vấn đề này Ths.Bs Lê Đức Việt cho biết: COVID-19 sẽ làm tim đập nhanh thông qua nhiều cơ chế, nhưng tựu chung sẽ có 2 cơ chế chính như sau:

  • Rối loạn hệ thống dẫn truyền điện tim: Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào trong các tế bào cơ tim sẽ gây kích thích nút xoang - “máy tạo nhịp” tự nhiên của cơ thể. Đồng thời, chúng cũng ảnh hưởng đến kênh ion kali, canxi - các “cầu nối liên lạc” giữa các tế bào cơ tim. Hệ quả cuối cùng là khiến hệ thống dẫn truyền điện trong tim bị rối loạn và dẫn đến các nhịp đập bất thường.
  • Thứ hai: COVID-19 làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh giao cảm (hệ thần kinh thực vật). Đây là hệ thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát các chức năng tự động của cơ thể trong đó có nhịp tim. Khi hệ thần kinh này bị kích thích quá mức, tim sẽ đập nhanh hơn và kéo theo 1 loạt các triệu chứng khó chịu khác như mệt mỏi, vã mồ hôi, khó thở, chóng mặt…

BS Vũ Minh Đức (Giám đốc phòng khám GOLDEN CARE tại TP. HCM)

Tim đập nhanh hậu COVID-19 có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Tình trạng tim đập nhanh hậu COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ ngất xỉu, ngưng tim và hình thành huyết khối gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên cả hai bác sĩ đều nhấn mạnh, không phải trường hợp nào bị tim đập nhanh sau nhiễm COVID-19 đều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm này.

Thông thường, những người bị rối loạn nhịp tim trên nền bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp hay có rối loạn huyết động như huyết áp tụt thì mới có nguy cơ cao xảy ra các biến cố đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, việc người bệnh chú ý đến các dấu hiệu bất thường về nhịp tim và đi thăm khám, điều trị sớm cũng giúp giảm tối đa các rủi ro này. 

Tim đập nhanh hậu COVID-19 có thể là những rối loạn tức thời, có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, tình trạng tim đập nhanh có thể kéo dài vài tuần thậm chí là cả năm. Vì vậy, khi có dấu hiệu nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, người bệnh cần cảnh giác, theo dõi kỹ sức khỏe và đến bệnh viện thăm khám ngay khi các triệu chứng này xảy ra xuất hiện thường xuyên hơn.

BS Lê Đức Việt giải đáp các thắc mắc về tình trạng tim đập nhanh hậu COVID-19

Cách điều trị ổn định nhịp tim cho người bệnh hậu COVID-19

Theo BS Việt, việc điều trị nhịp tim nhanh hậu COVID-19 sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của từng người bệnh. Trước hết người bệnh phải đi khám tại các chuyên khoa tim mạch để xác định bản thân đang bị dạng rối loạn nhịp tim gì, mức độ ra sao, có mắc kèm các bệnh lý nào khác không. Sau đó dựa trên các thông tin này, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp, có thể là dùng thuốc như chẹn beta, chống loạn nhịp hoặc can thiệp đốt điện tim, cấy máy khử rung tim… (nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc)

Cùng với việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, BS Minh Đức nhấn mạnh thêm: người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, đặc biệt là khi thấy tim nhanh thì hãy hít sâu thở chậm. Động tác hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng sẽ giúp người bệnh bình tĩnh hơn và ổn định lại nhịp tim của mình. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần cần chú ý uống đủ nước, bù điện giải và ngủ đủ giấc.

Việc bổ sung thêm các thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim như Khổ sâm cũng là một giải pháp hữu ích cho những người đang có vấn đề về nhịp tim. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã công nhận thảo dược này có thể giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực mà không gây hại gan, thận, dạ dày hay gây hạ nhịp tim quá mức.

Khổ sâm - giải pháp “vàng” giúp ổn định nhịp tim

Chia sẻ về thảo dược này, BS Minh Đức cho biết: “Không phải ngẫu nhiên mà dân gian ta dùng Khổ sâm để điều chỉnh nhịp tim nhanh về bình thường. Người ta nhận thấy rằng trong Khổ sâm có những chất như Oxymatrine có thể điều tiết được sự co bóp của cơ tim, ổn định hệ thống dẫn truyền điện tim và điều hòa hoạt động của các kênh ion kali, canxi, từ đó giúp giảm nhịp tim giảm”. 

Đặc biệt, Khổ sâm còn giúp làm giảm tính kích thích cơ tim, hệ thần kinh tim, thần kinh thực vật nên rất phù hợp với những trường hợp tim đập nhanh do stress, lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, hay thần kinh tim.

Bình luận