Phẫu thuật tim là một thủ tục y tế nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trước một ca đại phẫu thuật như vậy, trẻ cần được chuẩn bị thật tốt về cả sức khỏe và tinh thần.

Phẫu thuật tim là một thủ tục y tế nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trước một ca đại phẫu thuật như vậy, trẻ cần được chuẩn bị thật tốt về cả sức khỏe và tinh thần.

Phẫu thuật tim thường được thực hiện tại bởi các bác sỹ có nhiều kinh nghiệm, tại các cơ sở y tế chuyên khoa có cơ sở vật chất tốt. Sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và tăng tỷ lệ thành công cho ca phẫu thuật. Vậy cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ những gì trước khi lên bàn mổ?

Chuẩn bị sức khỏe cho trẻ trước phẫu thuật tim

Phau-thuat-tim-la-mot-su-kien-quan-trong-trong-cuoc-doi-tre
Phẫu thuật tim là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời trẻ

Sức khỏe của trẻ rất quan trọng, quyết định một phần thành công của ca phẫu thuật. Trong vòng ít nhất hai tuần trước đó, cha mẹ cần đảm bảo trẻ không bị cảm lạnh hoặc sốt. Nếu trẻ bị nhiễm cảm lạnh hoặc sốt, bạn cần liên hệ với bác sỹ và hỏi xem có cần hoãn làm phẫu thuật hay không.

Những việc cần làm trước phẫu thuật tim

Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để nghe tư vấn và thực hiện các xét nghiệm trong vòng một tuần trước phẫu thuật. Hãy hỏi thật kỹ các vấn đề liên quan đến ca phẫu thuật, ăn, ở và sinh hoạt tại bệnh viện. Các xét nghiệm cần thực hiện trước mổ bao gồm điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X-quang vùng ngực và xét nghiệm máu.

Trẻ thường nhập viện vào buổi sáng ngày dự kiến phẫu thuật hoặc 1 ngày trước đó. Bạn cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết cho những ngày này (và cả những ngày nằm viện sau phẫu thuật). Bạn nên mang theo một vài món đồ chơi trẻ yêu thích, chăn, gối hoặc các đồ vật mà trẻ hay sử dụng trong nhà để trẻ có cảm giác thoải mái hơn khi ở viện. Thời gian nằm viện sẽ phụ thuộc vào mức độ thành công của ca phẫu thuật và khả năng hồi phục của trẻ. Ngoài ra, bạn nên hỏi trước về quy định thời gian thăm viện. Thông thường, cha mẹ hoặc người giám hộ được phép ở lại cùng trẻ qua đêm, bạn cần giữ gìn sức khỏe thật tốt để chăm sóc cho trẻ và tránh lây bệnh cho trẻ.

Lịch phẫu thuật có thể bị thay đổi đột ngột, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Chuẩn bị tinh thần

Tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng hiểu và mức độ trưởng thành về cảm xúc của trẻ, bạn nên giải thích với trẻ về ca phẫu thuật tim mà trẻ sắp trải qua. Nếu cảm thấy điều này quá khó, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của các nhân viên y tế tại bệnh viện. Thông tin cung cấp cho trẻ cần đơn giản, trung thực và chính xác. Bạn nên tìm hiểu kỹ về ca phẫu thuật để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà trẻ đưa ra, đừng ngại hỏi bác sỹ nếu không tìm được câu trả lời.

Cha-me-nen-o-ben-tre-bat-cu-khi-nao-co-the-de-dong-vien-tinh-than-tre
Cha mẹ nên ở bên trẻ bất cứ khi nào có thể để động viên tinh thần trẻ

Hãy trấn an trẻ rằng bạn sẽ trở lại ngay khi phẫu thuật xong hoặc khi bác sỹ cho phép. Hãy nhấn mạnh rằng đây là điều bình thường và bé không phải là một đứa trẻ hư nên bị phạt như vậy. Nếu trẻ tỏ ra lo lắng trong khi chờ phẫu thuật, bạn nên rời sự chú ý của trẻ bằng một trò chơi hoặc một câu chuyện. Sau đó, hãy cố gắng để nhắc nhở bé rằng phẫu thuật rất quan trọng và có lợi cho sức khỏe của bé.

Dưới đây là một số cách mà các bậc phụ huynh thông báo với con của họ về ca phẫu thuật tim:

“Trái tim của con không hoạt động đúng và cần được sửa chữa. Các bác sỹ và y tá sẽ giúp con sửa chữa trái tim nhé. Bố/mẹ yêu con và muốn con được làm phẫu thuật tim, đây là cách tốt nhất để con được khỏe mạnh hơn”.

Trong khi phẫu thuật, con sẽ ngủ và sẽ không cảm thấy đau hay gì cả. Phẫu thuật xong, con có thể thấy đau nhưng sau khi dùng thuốc, con sẽ hết đau thôi”.

 “Ngay sau khi phẫu thuật, con sẽ được ở trong một căn phòng đặc biệt, các bác sỹ và y tá sẽ chú ý đến con. Bố/mẹ sẽ ở lại đó với con khi bác sỹ cho phép. Khi con khỏe mạnh hơn, con sẽ được chuyển đến một căn phòng khác và bố/mẹ sẽ thường xuyên ở đó”.

Ở trong bệnh viện, con sẽ được gặp các bạn phẫu thuật tim như con. Các bạn ấy khỏe lên rất nhanh và sắp được về nhà. Con cũng vậy, mình sẽ về nhà sớm thôi nhé”.

Khi xuất viện, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương và các triệu chứng nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện. Trẻ cần được nghỉ ngơi trong vòng vài tuần, tắm rửa bình thường (không ngâm trong bồn tắm) và hạn chế tham gia các trò chơi cần vận động mạnh.

Tham khảo: http://www.heart.org

Bình luận