Bisoprolol - tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng
Bisoprolol là gì?
Bisoprolol có chứa hoạt chất chính là Bisoprolol fumarat, thuộc nhóm chẹn beta. Cơ chế tác động của thuốc là ngăn chặn hoạt động của một số hoạt chất tự nhiên trong cơ thể như epinephrine trên tim và các mạch máu.
Bisoprolol có chứa hoạt chất chính Bisoprolol fumarat
Tác dụng của Bisoprolol là gì và nó được chỉ định trong trường hợp nào?
Với cơ chế tác động trên, Bisoprolol có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim, giảm gánh nặng cho tim. Vì vậy, Bisoprolol có thể được sử dụng chung với các loại thuốc khác để điều trị bệnh tăng huyết áp, giúp ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các vấn đề về thận.
Ngoài ra, Bisoprolol cũng có thể được sử dụng để điều trị suy tim ở mức độ nhẹ và trung bình.
Bisoprolol phải sử dụng như thế nào để hiệu quả và an toàn
Bisoprolol được dùng qua đường miệng và uống trước hoặc sau khi ăn, thường dùng 1 lần/ngày. Còn liều dùng trong mỗi trường hợp sẽ khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh tim mạch và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị của từng người. Sử dụng Bisoprolol thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bạn nên uống Bisoprolol vào cùng một thời điểm mỗi ngày để dễ nhớ.
Trong điều trị huyết áp cao, Bisoprolol không có tác dụng ngay lập tức mà thường sau vài tuần mới nhận được tác dụng hạ huyết áp, vì vậy bạn nên kiên trì sử dụng mà không nên sốt ruột. Đặc biệt phải sử dụng thuốc này lâu dài, thường xuyên, ngay cả khi bạn cảm thấy khoẻ mạnh. Nói với bác sĩ của bạn nếu tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc xấu đi để được điều chỉnh liều dùng hay thuốc điều trị khác.
Nếu bạn đang dùng Bisoprolol để điều trị bệnh tim mạch, suy tim nhưng nhịp tim vẫn rối loạn, hạ nhịp tim hoặc giảm huyết áp quá mức, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.219 để được hướng dẫn cách dùng thuốc hiệu quả nhất.
Tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng Bisoprolol và cách xử trí
Đối với mỗi thuốc tây đều có những tác dụng phụ nhất định trên từng người và Bisoprolol cũng không ngoại trừ. Tuy nhiên, tác dụng phụ nào cũng có cách xử trí nếu được phát hiện sớm.
Khi sử dụng Bisoprolol quá liều, dẫn đến huyết áp hạ quá mức, hoặc nhịp tim chậm gây ra tình trạng chóng mặt và đầu óc quay cuồng, đặc biệt khi thay đổi tư thế đột ngột. Trong trường hợp này, người bệnh khi đứng dậy từ vị trí nằm hay ngồi nên thay đổi từ từ.
Bisoprolol có thể làm giảm lưu lượng máu đến tay và chân, khiến người bệnh cảm thấy lạnh. Hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm tác dụng này. Bạn có thể khắc phục tác dụng phụ này bằng cách ăn mặc ấm và tránh sử dụng thuốc lá.
Bisoprolol rất hiếm gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Những phản ứng dị ứng có thể xảy ra bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt, khó thở. Hãy trao đổi với bác sĩ khi có những phản ứng dị ứng này.
Mặc dù tác dụng phụ của Bisoprolol không hề nhẹ, nhưng khi kê toa thuốc này bác sĩ luôn cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ găp phải các phản ứng phụ của thuốc để đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Vì vậy, nhiều người bệnh sử dụng thuốc này không có tác dụng phụ nghiêm trọng vẫn được chỉ định sử dụng.
Trên đây chỉ là một số các phản ứng phụ thường xảy ra, tuy nhiên chưa đầy đủ. Vì vậy nếu bạn nhận thấy có những bất thường sau khi sử dụng Bisoprolol mà không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.
Dùng Bisoprolol quá liều có thể gây ra tác dụng phụ chóng mặt
Bisoprolol tương tác với loại thuốc nào?
Bisoprolol có tương tác với các loại thuốc: tim mạch, IMAO, clonidine, thuốc trị loạn nhịp, thuốc trị tiểu đường, thuốc gây mê, digitalis, thuốc giảm đau và kháng viêm, ergotamine, cường giao cảm, thuốc trị động kinh, hướng tâm thần, rifampicin, mefloquin.
- Rifampicin làm tăng chuyển hóa của Bisoprolol dẫn đến làm giảm tác dụng của Bisoprolol.
- Các chất chẹn kênh Canxi, đặc biệt là verapamil và diltiazem làm tăng tác dụng của Bisoprolol trên tim. Tác dụng này có thể gây chậm nhịp quá mức hoặc làm giảm khả năng co bóp của tim ở một số bệnh nhân.
- Dùng đồng thời Digoxin với Bisoprolol cũng có thể gây chậm nhịp tim quá mức.
Những lưu ý trước và trong quá trình sử dụng Bisoprolol?
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc, trước khi sử dụng Bisoprolol bạn nên nói với bác sĩ và dược sĩ nếu đã từng dị ứng với Bisoprolol trước đó hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
Nói với bác sĩ và dược sĩ về tất cả các thuốc mà bạn đang sử dụng như: Vitamin, các chất dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Để từ đó bác sĩ có thể phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận về các tác dụng phụ.
Nếu bạn đang phải thực hiện phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng Bisoprolol.
Bisoprolol có thể làm cho bạn buồn ngủ. Vì vậy không nên lái xe hay vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc này. Rượu có thể làm tăng cơn buồn ngủ gây ra bởi thuốc, nên tránh uống rượu trong quá trình sử dụng Bisoprolol.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu xác định chính xác những rủi ro của Bisoprolol trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Mặc dù sử dụng Bisoprolol không hề đơn giản và cần phải theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, nhưng bạn không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra chỉ dẫn cụ thể để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ bạn sẽ an toàn trong quá trình sử dụng Bisoprolol.
Nguồn tham khảo: https://www.drugs.com/bisoprolol.html
Bình luận