Trước giờ chúng ta luôn biết một điều rằng cảm xúc gắn liền với con tim. Giận, hờn, ghét, yêu đều do con tim quyết định, thế còn có mấy ai biết rằng những cảm xúc này cũng có ảnh hưởng ngược lại con tim. Nhưng thực chất nó tác động như thế nào đến trái tim, bạn có rõ?

 Kiem-soat-cam-xuc-de-co-mot-trai-tim-khoe-manh

Kiểm soát cảm xúc để có một trái tim khỏe mạnh

Tác động của cảm xúc khi trái tim đã bị tổn thương

Đối với những người bản thân đang mắc bệnh tim mạch như: Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hẹp – hở van tim, thiếu máu cơ tim,… Các yếu tố cảm xúc sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và nặng hơn. Khi tức giận, stress hay căng thẳng hệ thần kinh trung ương sẽ kích hoạt một số thay đổi về mặt sinh học như sau: Tăng một số hormone, chẳng hạn adrenaline và noradrenaline (do tủy thượng thận tiết ra) hay hormone cortisol. Cortisol là một loại hormone quan trọng trong cơ thể, được tiết ra bởi vỏ tuyến thượng thận, có liên quan đến một số chức năng trong cơ thể như điều hòa huyết áp, kích thích tim…

- Nhịp tim và mạch nhanh hơn, là hậu quả của tăng tiết hormone tủy thượng thận.

- Huyết áp tăng lên do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là do co mạch.

- Nhịp thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu làm việc căng thẳng hơn của tim mạch.

- Người nóng lên, bắt đầu đổ mồ hôi.

Chính vì thế, những người đang mắc bệnh huyết áp cao, nếu có cơn tức giận, huyết áp sẽ tăng đột ngột, thậm chí là phải nhập viện. Hay những người đang mắc bệnh nhịp tim nhanh do một số nguyên nhân nào đó, khi stress, căng thẳng sẽ làm người bệnh hồi hộp, nhịp tim tăng vọt. Đối với một số bệnh tim mạch khác mà đã gây tổn thương thực thể triên tim như bệnh mạch vành, hẹp hở van tim. Bản thân trái tim đã đang phải gồng lên vì những bệnh này để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thế nhưng khi gặp phải kích thích do cảm xúc gây nên, làm tim đập nhanh hơn, trái tim hoạt động nhiều hơn, thiếu oxy cho cơ tim, dẫn đến tổn thương cơ tim, và nếu tình trạng này cứ tiếp tục tái diễn, về lâu dài có thể gây suy tim.

 Tuc-gian-gay-anh-huong-den-tim-mach-tang-huyet-ap-nhip-tim-nhanh

Tức giận gây ảnh hưởng đến tim mạch: tăng huyết áp, nhịp tim nhanh

Cảm xúc tiêu cực làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Tất nhiên, căng thẳng có thể có ảnh hưởng lớn đến tim của bạn ngay cả khi bạn không bị bệnh tim. Đây là một ví dụ giúp bạn nhìn rõ hơn về vấn đề này: Năm 1997, nhà tim học Lauri Toivonen và các đồng nghiệp tiến hành một nghiên cứu về thay đổi điện tim ở các bác sĩ khỏe mạnh trước và trong 30 giây đầu của cuộc gọi khẩn cấp. Cho thấy những thay đổi nhịp tim bất thường, thiếu oxy cho cơ thể.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho biết rằng ở những người không có bệnh, trầm cảm nặng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do liên quan đến tim.

Làm sao để kiểm soát tốt được cảm xúc?

Không khó để có thể thay đổi cảm xúc của mình để có được một trái tim khỏe mạnh, nếu như bạn làm theo một số các lưu ý sau:

Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

 Luon-kim-che-su-tuc-gian-de-tam-trang-duoc-thoai-mai-hon

Luôn kìm chế sự tức giận để tâm trạng được thoái mái hơn

Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!

- Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
- Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng tập thể dục aerobic có thể giúp bạn tinh thông về tinh thần hơn. Nhiều người bệnh suy tim đã phục hồi sau khi có một chế độ ăn và tập thể dục phù hợp.
- Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc của mình tốt hơn.
- Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
- Nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Cảm xúc bất thường sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng cho chúng ta, mà không chỉ những người đang mắc bệnh tim mạch. Do vậy kiểm soát cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh hơn, vui tươi hơn và phòng ngừa những rủi ro tim mạch có thể xảy ra.

Nguồn tham khảo: https://www.health.harvard.edu/blog/managing-emotions-can-save-heart-201605099541

Bình luận