Hẹp van tim – cách điều trị giảm khó thở, mệt, đau ngực
Hẹp van tim là gì?
Hẹp van tim là tình trạng van mở không hết, dẫn đến làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, khiến tim phải hoạt động động gắng sức để có thể cung cấp đủ lượng máu giàu oxy tới các cơ quan. Bệnh xảy ra khi cấu trúc các lá van bị thay đổi, thay vì thanh mảnh, mềm mại như bình thường, chúng bị dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau hoặc do bẩm sinh.
Hẹp van tim động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ mở không hết
Hẹp van tim xảy ra ở những van tim nào?
Bất kể loại van nào cũng có thể bị hẹp van:
- Hẹp van 2 lá: làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái (buồng tim phía trên, bên trái) xuống tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái). Điều này khiến thất trái phải đập mạnh và nhanh hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dày thất trái, cuối cùng dẫn đến suy tim trái.
- Hẹp van 3 lá: làm giảm lượng máu từ tâm nhĩ phải (buồng tim phía trên, bên phải) xuống tâm thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải). Tương tự như nhẹp van tim 2 lá, hẹp van tim 3 lá có thể sẽ dẫn đến hậu quả là suy tim phải nếu không được điều trị sớm.
- Hẹp van động mạch chủ: phổ biến và nghiêm trọng nhất, làm giảm lưu lượng máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Bởi vậy mà khiến tâm thất trái phải gắng sức để cung cấp đủ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Lâu dần sẽ khiến dầy thất vả cuối cùng là suy tim
- Hẹp van động mạch phổi: hạn chế lưu lượng máu từ tâm thất phải tới động mạch phổi.
Nguyên nhân gây hẹp van tim?
Một số nguyên nhân phổ biến sau có thể gây hẹp van tim:
- Viêm nội tâm mạc, thấp khớp do liên cầu nhóm A: có thể khiến các lá van bị tổn thương, dính lại với nhau gây hẹp.
- Khuyết tật tim bẩm sinh: van tim bị lỗi ngay từ trong thời kì bào thai .
- Lão hóa: khiến các van tim bị canxi hóa gây xơ cứng.
- Khối u trong tim
Dấu hiệu nhận biết hẹp van tim
Hẹp van tim ở giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu triệu chứng. Đa số trường hợp, khi hẹp van tiến triển nặng lên hoặc làm việc gắng sức, người bệnh mới có thể gặp phải một số triệu chứng. Tùy từng loại hẹp van tim mà sẽ có dấu hiệu triệu chứng điển hình khác nhau
Hẹp van 2 lá : Khó thở, ho, mệt mỏi là 3 dấu hiệu điển hình của bệnh hẹp van tim 2 lá
Hẹp van 3 lá: Phù, ứ dịch ở chi
Hẹp van động mạch chủ: Khó thở, mệt mỏi
Hẹp van động mạch phổi: Khó thở là triệu chứng điển hình của hẹp van động mạch phổi
Những người bị hẹp van động mạch chủ thường gặp phải triệu chứng khó thở
Hẹp van tim có nguy hiểm không?
Bệnh hẹp van tim nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Suy tim: do tim luôn phải gắng sức để bơm máu qua van bị hẹp. Lâu ngày có thể khiến cơ tim bị suy yếu, giảm khả năng làm việc.
- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Do máu bị ứ đọng tại các buồng tim dễ hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông có thể di chuyển và làm tắc mạch máu não, mạch vành gây tai biến.
- Rối loạn nhịp tim: hẹp van tim có thể gây một số rối loạn nhịp nguy hiểm như rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất…
Cách điều trị hẹp van tim hiệu quả
Thuốc trong điều trị hẹp van tim
Thuốc không thể giúp van trở lại như ban đầu, nhưng sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng, ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà sẽ sử dụng nhóm thuốc, loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng:
- Thuốc kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn,
- Thuốc lợi tiểu để giảm sự tích tụ dịch trong phổi gây khó thở,
- Thuốc chống đông để ngăn ngừa cục máu đông hình thành gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Bên cạnh các thuốc điều trị kể trên, một số sản phẩm hỗ trợ có chứa các thảo dược truyền thống như Đan sâm, Vàng đằng... đã được nghiên cứu chứng minh tại Nhật Bản là đem lại hiệu quả tích cực cho người bệnh hẹp van: giúp giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu qua van, giải quyết các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực… do hẹp van gây ra. Trên thực tế đã có rất nhiều người bệnh van tim đáp ứng tốt với giải pháp kết hợp sử dụng những sản phẩm này cùng với thuốc điều trị. Bởi vậy, người bệnh có thể tham khảo phối hợp sử dụng thuốc điều trị với các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược. Đặc biệt là những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và công bố trên tạp chí quốc tế, sẽ có tin tưởng hơn để có sự lựa chọn đúng đắn.
Phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật
Thường thì khi bệnh nặng hoặc đáp ứng kém với thuốc điều trị, bác sỹ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp can thiệp, phẫu thuật sửa van hoặc thay van phù hợp đối với từng người bệnh:
- Nong van bằng bóng qua đường tĩnh mạch: chỉ áp dụng cho người bệnh ở độ tuổi dưới 40, hẹp van đơn thuần, cấu trúc lá van chưa bị hư hỏng nhiều, vần còn có thể tận dụng được.
- Sửa van tim: bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ những mép van bị vôi hóa, sùi loét... Do không phải thay van nên người bệnh không phải sử dụng chống đông kéo dài.
- Thay van tim: Được chỉ định trong trường hợp van bị vôi hóa nặng, hẹp van phối hợp với hở van. Có 2 loại van chính:
+ Van sinh học: có nguồn gốc từ van tim của đông vật như: lợn, bò hoặc người hiến tặng. Nguy cơ hình thành cục máu đông sau phẫu thuật thấp hơn nhưng van lại kém bền, dễ bị thoái hóa theo thời gian. Tuổi thọ của loại van này chỉ kéo dài khoảng 5-10 năm. Bởi vậy, thường được áp dụng trong những người cao tuổi.
+ Van cơ học: được làm từ kim loại nên bền hơn van sinh học, tuổi thọ có thể kéo dài tới 15-20 năm. Tuy nhiên, người bệnh phải sử dụng thuốc chống đông suốt đời nếu sử dụng loại van này. Loại van này thường được chỉ định ở những người đang còn trẻ.
Thay van tim bằng phương pháp qua da
Tình trạng bệnh hẹp van tim tuy nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng, nhưng nếu người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp, họ vẫn có thể chung sống khỏe mạnh với chiếc van bị lỗi. Bởi vậy, nếu đã phát hiện mắc bệnh hẹp van tim, hãy có hướng điều trị tích cực ngay từ bây giờ để đạt được hiệu quả điều trị cao.
Nguồn tham khảo: http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/HeartValveProblemsandDisease/Problem-Heart-Valve-Stenosis_UCM_450369_Article.jsp
Bình luận