Khi mắc bệnh hở van tim, tùy thuộc vào từng loại van hở, mức độ hở mà có thể gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như mệt mỏi triền miên, khó thở, đau ngực,... Nếu để bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp người bệnh chung sống khỏe mạnh với bệnh hở van tim.

Hở van tim là gì?

Hở van tim là tình trạng van đóng không kín khi tim bơm máu đi, làm cho một lượng máu sẽ bị trào phụt lại buồng tim trước đó.

Trái tim bao gồm 4 van: van ba lá, van hai lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Các van được ví như là các cánh cửa làm nhiệm vụ đóng mở đúng thời điểm để cho dòng máu chảy theo một hướng nhất định qua các buồng tim.

 Van-tim-bi-ho-khien-mot-phan-luong-mau-trao-nguoc-len-buong-tim-truoc

Van tim bị hở khiến một phần lượng máu trào ngược lên buồng tim trước

Hở van tim có nguy hiểm không, van tim nào hở có nhiều rủi ro nhất?

Hở van tim có nhiều mức độ 1/4, 2/4, 3/4, 4/4. Tùy từng mức độ hở, loại van hở mà ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, tính nguy hiểm cũng khác nhau. Thông thường van tim hở ở mức độ nhẹ 1/4, 2/4 ít có biểu hiện bên ngoài, nhưng tiến triển của bệnh lại rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi vậy, mà người bệnh thường đánh mất cơ hội được chữa trị sớm từ giai đoạn này. Tới khi, bệnh nặng, tiến triển hở nặng, gây khó thở, mệt mỏi, đau ngực, kèm theo những rủi ro, hậu quả nghiêm trọng như rung nhĩ, suy tim,... làm rút ngắn tuổi thọ của người bệnh, ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống, mới phát hiện và điều trị thì đã muộn.

Trong các loại van tim, hở van động mạch chủ là nguy hiểm nhất, bởi đây là van quan trọng nhất, giúp điều phối toàn bộ lượng máu đi nuôi cơ thể. Chính vì đảm nhận vai trò quan trọng này, nên chỉ cần van bị hở ở mức độ nhẹ đã làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và cần phải điều trị ngay, nếu không sẽ gây hở thêm cả van 2 lá và tiến triển thành suy tim rất nhanh.

Triệu chứng hở van tim: các giai đoạn khác nhau có giống nhau không?

Hở van tim mức độ nhẹ sẽ ít gây ra các triệu chứng do vậy rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Nếu bạn có dấu hiệu bất thường, tức là bệnh đã có tiến triển nặng lên hoặc khi đang mắc một bệnh tim mạch khác, cần được tái khám lại để theo dõi tình trạng bệnh. 

Khi hở van tim nghiêm trọng hơn sẽ gây tình trạng ứ trệ tuần hoàn ở mức độ nặng do máu không được đi theo một chiều nhất định, khi đó người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng như:

  • Khó thở, đặc biệt là gắng sức hoặc khi nằm, đặc biệt ở những người bệnh hở van tim 2 lá sẽ hay gặp phải triệu chứng này
  • Phù chân do máu không thể trở về tim, ứ lại ở các chi đặc biệt là ở chân. Triệu chứng này thường xảy ra ở những người bệnh hở van tim 3 lá.

 Nguoi-benh-ho-van-tim-de-gap-phai-trieu-chung-kho-tho-dac-biet-la-khi-gang-suc

Người bệnh hở van tim dễ gặp phải triệu chứng khó thở đặc biệt là khi gắng sức

  • Các triệu chứng khác bao gồm: Mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực…

Nguyên nhân gây ra hở van tim

Bệnh có thể gây ra bởi nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm nguyên phát và thứ phát như:

  • Hở van tim nguyên phát tức là người bệnh bị bệnh từ khi vừa chào đời, hay còn gọi là hở van tim bẩm sinh.
  • Hở van tim thứ phát: xảy ra sau đợt nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm a: có biểu hiện bắt đầu bằng những đợt viêm họng cấp. Khi bệnh không được điều trị triệt để sẽ tiến triển thành thấp khớp, thấp tim, gây tổn thương van tim. Trước đây do nền kinh tế kém phát triển, điều kiện sống chưa cao nên môi trường sống ẩm thấp, kém vệ sinh, người bệnh dễ nhiễm liên cầu này, nhưng hiện nay điều kiện sống tăng lên, nên tỷ lệ hở van do liên cầu đã giảm rất nhiều.  

Nhưng tỷ lệ hở van tim thứ phát do các bệnh tim mạch khác lại ngày càng tăng: điển hình là do tăng huyết áp và các bệnh cơ tim gây co kéo van tim.

Cách điều trị từng loại hở van tim

Cùng là van tim bị hở, nhưng mỗi loại van hở (hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van động mạch chủ, hở van động mạch phổi) sẽ có hướng điều trị khác nhau. Hở van động mạch phổi ít gặp nhất và thường ở mức độ hở nhẹ, cũng ít ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, nên trong bài viết này sẽ chủ yếu đề cập hướng điều trị của 3 van còn lại cụ thể:

Điều trị hở van tim 2 lá

Một số trường hợp hở van tim hai lá mức độ nhẹ và trung bình (1/4, 2/4) kèm theo không có triệu triệu chứng bất thường do tim mạch gây nên như khó thở, mệt mỏi, đau ngực không cần phải điều trị. Khi hở van tim 2 lá ở mức độ nặng hơn, hoặc ở mức độ nhẹ nhưng có tiến triển nặng lên, các triệu chứng gặp phải nhiều, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc hàng ngày để hồi phục chức năng tim, làm chậm tiến triển của bệnh.

Hở van tim 2 lá ở mức độ nghiêm trọng hoặc người bệnh không có đáp ứng với điều trị nội khoa, phương pháp phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim hai lá sẽ được chỉ định theo lời khuyên của bác sĩ. 

Điều trị hở van tim 3 lá

Hở van tim 3 lá cũng giống như hở van tim 2 lá. Bước đầu khi mức độ hở đang còn nhẹ chưa cần phải sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, hở van tim 3 lá lại để lại nguy cơ tăng áp phổi, nếu nặng có thể gây ra tình trạng suy tim sung huyết, người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, ho ra máu do phù phổi cấp. Khi đó, điều quan trọng nhất là cần phải sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị triệu chứng giúp giảm phù nề, giảm khó thở, ho. 

Van ba lá có thể được phẫu thuật sửa chữa để làm giảm tình trạng hở van, sẽ tốt hơn là thay van. Bởi thay van tim 3 lá khiến người bệnh có thể gặp nhiều rủi ro hơn, tăng hình thành những cục máu đông. Phẫu thuật để thay thế van ba lá thường chỉ được khuyến cáo trong một số trường hợp hiếm gặp.

Điều trị hở van động mạch chủ

Đa số người bệnh hở van động mạch chủ mức độ từ nhẹ đến nặng đều cần phải điều trị. Chính bởi vì đây là van quan trọng nhất, chịu trách nhiệm đưa lượng máu đi nuôi cơ thể, nên chỉ cần hở ở mức độ nhẹ đã làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.

Những người bị hở van động mạch chủ, thường được chỉ định sử dụng thuốc huyết áp để làm giảm gánh nặng cho tim, và một số thuốc khác tuỳ thuộc vào triệu chứng mà người bệnh gặp phải ví dụ như thuốc lợi tiểu nếu bị phù, thuốc chống đau ngực nếu gặp phải triệu chứng đau ngực…

Để tránh những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra, khi hở van động mạch chủ nặng, phẫu thuật thay van tim có lẽ là khuyến cáo điều trị được bác sĩ chỉ định ngay sau khi phát hiện.

Van-tim-nhan-tao-duoc-thay-the-boi-van-tim-bi-ton-thuong-khi-ho-van-tim-o-muc-do-nang

Van tim nhân tạo được thay thế bởi van tim bị tổn thương khi hở van tim ở mức độ nặng

Chế độ ăn và tập luyện như thế nào để chung sống với bệnh hở van tim

  • Tập thể dục hàng ngày rất có lợi cho người bệnh hở van tim, có thể đi bộ, tập thái cực quyền, còn lại nên tránh hoạt động gắng sức. Nếu tham gia vào các môn thể thao cần tốn nhiều sức lực cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra, bởi bệnh có thể có tiến triển rất nhanh.
  • Không hút thuốc, sử dụng các chất kích thích và duy trì cân nặng cũng quan trọng đối với những người bệnh hở van tim. 
  • Có một điều quan trọng mà người bệnh thường lãng quên hay chủ quan đó là cần phải tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, kể cả bệnh có thuyên giảm hoặc không có triệu chứng.

Bên cạnh chế độ ăn, tập luyện và phương pháp điều trị của bác sĩ, nếu có điều kiện người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có chứa những thảo dược có lợi cho tim. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn những sản phẩm đã có kiểm chứng lâm sàng cụ thể và cho hiệu quả điều trị cao.

Dù là điều trị như thế nào, nhưng không thể thiếu được sự lạc quan trong cuộc sống của người bệnh, yếu tố này sẽ giúp họ vui vẻ chung sống hòa bình với bệnh hở van tim. Bởi vậy bạn hãy chấp nhận và áp dụng tối đa các phương pháp điều trị và điều chỉnh lối sống lành mạnh để luôn có 1 trái tim khỏe mạnh.

Biên tập viên Đông Tây

Link tham khảo: https://www.webmd.com/heart/leaky-heart-valve-symptoms-causes-treatments#1

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận