Hở van tim có nguy hiểm không? Giải pháp phòng ngừa biến chứng
Yếu tố ảnh hưởng đến sự nguy hiểm của hở van tim
Trái tim của mỗi người gồm có bốn van tim: van 2 lá, van 3 lá , van động mạch chủ và van động mạch phổi. Hở van tim là tình trạng một hoặc nhiều van tim không thể đóng kín hoàn toàn khiến dòng máu bị trào ngược trở lại buồng tim phía trước mỗi khi tim co bóp. Và việc hở van tim có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Vị trí van tim hở và mức độ hở
Hở van tim được chia làm 4 mức độ: 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4 tương ứng với hở nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Với cùng một mức độ hở van, sự nguy hiểm ở mỗi loại van tim sẽ khác nhau. Nguy hiểm nhất là hở van động mạch chủ, tiếp theo là hở van 2 lá, rồi đến hở van 3 lá và van động mạch phổi.
Cụ thể như hở van tim 1/4 ở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi, không xuất hiện triệu chứng thì đó là hở van sinh lý và không cần phải điều trị, chỉ cần theo dõi định kỳ. Nhưng nếu là hở van động mạch chủ thì dù chỉ hở nhẹ cũng có thể gây rà khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh… ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Trường hợp hở kết hợp nhiều van tim cũng sẽ nguy hiểm hơn hở một van tim đơn độc, làm tăng nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim.
Mức độ hở van càng nhiều thì bệnh van tim càng nặng
Các bệnh tim mạch mắc kèm
Nếu hở van tim xuất hiện đồng thời với các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim... thì mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ càng tăng thêm. Vì tất cả các bệnh này đều làm thay đổi cấu trúc tim, từ đó tăng mức độ hở của van tim. Đặc biệt, trường hợp hở van tim đi kèm với rối loạn nhịp tim sẽ tiềm ẩn nguy cơ thuyên tắc phổi, ngừng tim, đột quỵ do rung nhĩ.
Nhiễm trùng cũng là yếu tố khiến bệnh van tim trở nên nghiêm trọng hơn vì có thể gây dày, dính mép van, làm van đóng không khít và dẫn đến biến chứng viêm nội tâm mạc đe dọa tính mạng người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của hở van tim
Nếu hở van tim không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
- Suy tim: hở van tim khiến trái tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể, lâu dần sẽ bị suy yếu.
- Rung nhĩ: máu bị ứ lại lâu ngày tại tâm nhĩ có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến rối loạn chức năng tim làm tim đập nhanh, bất thường.
- Huyết khối (cục máu đông): khi máu bị ứ tại buồng tim quá lâu, có thể tạo thành cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển trong lòng mạch tới động mạch vành, động mạch não gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Tăng áp lực động mạch phổi: hở van 2 lá, van 3 lá nặng gây ứ máu tại phổi và làm tăng áp động mạch phổi. Đây là một trong những căn cứ để bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh hở van tim.
- Viêm nội tâm mạc: hở van tim làm tăng nguy cơ vi khuẩn di chuyển từ một nơi khác trong cơ thể theo máu tới tim và gây viêm màng ngoài tim..
Giải pháp giúp giảm nhẹ bệnh và phòng biến chứng
Người bệnh hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy hiểm của hở van tim bằng cách uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện khoa học kết hợp với sử dụng sản phẩm từ thảo dược giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.
Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ
Người bệnh hở van tim nếu đã xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi... sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để làm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển. Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh calci : có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, ổn định nhịp tim.
- Thuốc lợi tiểu: giúp thải lượng chất lỏng tích tụ trong cơ thể, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim.
- Thuốc chống đông: có tác dụng giảm nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, phòng tránh nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng thuốc, không được tự ý ngừng thuốc, giảm liều, bỏ liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ; thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bệnh hở van tim nên ăn gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh, giảm các yếu tố nguy cơ khiến hở van tim tiến triển nặng hơn. Bạn nên tập thói quen ăn giảm mặn, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, phô mai, thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh…), tăng cường rau xanh và trái cây tươi, không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá….).
Xem thêm: Bệnh tim mạch và lưu ý về chế độ ăn uống
Ngoài ra, người bị hở van tim cũng nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga… mỗi ngày 30 phút để giúp tinh thần thoải mái, tăng cường lưu thông máu và nâng cao sức khỏe tim mạch.
Tập yoga giúp thư giãn tinh thần, cải thiện tuần hoàn máu
Hỗ trợ điều trị hở van tim bằng đông y
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các loại thảo dược thiên nhiên như Đan sâm, Hoàng đằng… có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh van tim, giúp giãn mạch hoạt huyết, tăng cường chức năng tim, ngăn cản sự hình thành cục máu đông; từ đó làm giảm các triệu chứng đau tức ngực, ho, phù, khó thở… ngăn bệnh tiến triển và phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngày nay, các loại thảo dược này đã được đưa vào một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch dưới dạng viên nén tiện sử dụng. Người bệnh hở van tim nên lựa chọn sử dụng sản phẩm uy tín, đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế để có thể cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
Như vậy, lời giải đáp cho câu hỏi “Hở van tim có nguy hiểm không?” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là niềm tin và quyết tâm trong điều trị cũng của người bệnh.
Tài liệu tham khảo
http://mvpresource.com/is-a-leaky-heart-valve-serious/
http://www.heart.org/en/health-topics/heart-valve-problems-and-disease/heart-valve-disease-risks-signs-and-symptoms/recognizing-the-symptoms-of-worsening-heart-valve-disease
Bình luận