Chăm sóc bệnh nhân suy tim đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ bệnh và nâng cao sức khỏe, nhưng chăm sóc thế nào thì không phải ai cũng biết, bởi vậy mà được nhiều người quan tâm. Đừng quá lo bài viết này sẽ hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân cách chăm sóc người bệnh suy tim một cách toàn diện nhất.

Tại sao người bệnh suy tim lại cần người chăm sóc

Kiểm soát tình trạng suy tim không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Nhiều người bệnh suy tim thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi và không thể thực hiện được tất cả các công việc thường ngày. Bên cạnh đó, họ cũng phải thay đổi lối sống hàng ngày trên nhiều phương diện: chế độ ăn uống khác, cần nhớ uống nhiều loại thuốc khác nhau, chú ý đến những biểu hiện bất thường của cơ thể và tránh căng thẳng, stress... Những thay đổi này có thể rất khó khăn với nhiều người bệnh vì thường đòi hỏi phải phá vỡ những thói quen đã hình thành trong thời gian rất dài. Nhưng những sự thay đổi thường dễ thực hiện hơn khi có sự giúp đỡ của những người thân xung quanh. Nếu bạn đang sống cùng hoặc thường xuyên tiếp xúc người bệnh suy tim thì bạn hoàn toàn có thể giúp họ kiểm soát tốt tình trạng bệnh bằng cách chăm sóc sức khỏe hợp lý.

Bệnh nhân suy tim cần sự chăm sóc từ người thân

Bệnh nhân suy tim cần sự chăm sóc từ người thân

Lợi ích của việc chăm sóc tốt người bị suy tim

Một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt thường được ví là phương pháp điều trị không dùng thuốc đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh suy tim. Việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng ho, phù, mệt mỏi, khó thở; giảm thiểu các yếu tố nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Không những thế, sự quan tâm chăm sóc của người nhà cũng phần nào giúp bệnh nhân giải tỏa được những lo lắng về bệnh tật cùng những áp lực trong cuộc sống và là nguồn động viên to lớn giúp người bệnh có động lực để kiên trì điều trị.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân suy tim

Chăm sóc người bệnh suy tim không chỉ bao gồm chế độ ăn và cách dùng thuốc như nhiều người vẫn nghĩ. Sau đây là những điều mà bạn cần lưu ý để có thể chăm sóc tốt nhất cho người bệnh suy tim và nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo dõi triệu chứng bất thường

Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn cần chú ý theo dõi để phát hiện ra những biểu hiện bất thường bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim bắt đầu trở nặng. Nếu gặp phải những triệu chứng sau đây bạn cần nhanh chóng đưa người thân tới bệnh viện:

- Tăng cân đột ngột: tăng 2-3 cân trong một ngày hoặc nhiều hơn trong một tuần.

- Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.

- Thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm vì không thở được hoặc có các cơn ho khan liên tục.

- Yếu và mệt mỏi ngay cả khi không gắng sức.

- Ngất xỉu, suy nhược nghiệm trọng.

- Sa sút trí tuệ, trí nhớ kém, khó tập trung, giảm khả năng tư duy.

Lưu ý người bệnh dùng đúng thuốc, đúng giờ và đúng cách

Bệnh nhân suy tim cần phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc nhớ các loại thuốc, liều dùng và thời gian dùng của mỗi loại. Bạn nên ghi nhớ những điều đó và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng thời gian, tránh tình trạng bỏ liều, thiếu liều hay thiếu thuốc. Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh suy tim đã thuyên giảm, người bệnh cảm thấy khỏe mạnh,  bạn cũng tuyệt đối không được để người thân tự ý ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, bạn cần nhắc người bệnh giữ lại đơn thuốc đang dùng và mang theo khi đi thăm khám tại bất kỳ bệnh viện hay chuyên khoa nào để tránh hiện tượng dùng thuốc quá liều hoặc xảy ra tương tác giữa các loại thuốc với nhau. Đặc biệt, bạn cũng phải lưu ý những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải của các thuốc tim mạch có ghi rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hạ huyết áp, buồn nôn… Nếu thấy những triệu chứng này, bạn nên thông báo với bác sĩ để có những sự điều chỉnh hợp lý cho người bệnh suy tim.

Hướng dẫn lối sống lành mạnh

Thay đổi lối sống có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người bệnh suy tim. Để giúp người bệnh tập làm quen và tuân thủ với chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh thì bạn phải là người đồng hành sát sao trong từng hoạt động thường ngày của người bệnh.

- Luyện tập thể dục đều đặn: hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn giúp trái tim bơm máu một cách hiệu quả hơn. Người bệnh suy tim nên tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 - 60 phút với mức độ và cường độ vừa phải tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bạn không nên cùng người bệnh chơi các môn thể thao yêu cầu vận động mạnh hoặc có tính cạnh tranh cao như bóng đá, bóng rổ, tennis...

- Bỏ thuốc lá: nicotin có trong thuốc lá rất có hại cho sức khỏe tim mạch. Nếu người bệnh có thói quen hút thuốc lá thì bạn phải là người thường xuyên nhắc nhở, giúp người bệnh cai thuốc và tất nhiên là bạn cũng không được hút thuốc lá để làm gương và không ảnh hưởng tới quá trình cai thuốc của người bệnh.

- Hạn chế uống rượu: việc uống rượu không phải là cấm kỵ hoàn toàn đối với bệnh nhân suy tim, tuy nhiên người bệnh cần phải hạn chế uống rượu, không quá 1-2 ly mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng cần tạo cho  bệnh nhân suy tim một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, sau khi ăn nên nghỉ ngơi tại chỗ tránh vận động nhiều.

Thuốc lá không tốt cho người bệnh suy tim

Thuốc lá không tốt cho người bệnh suy tim

Xây dựng chế độ ăn giảm chất béo, tăng chất xơ

Biết được bệnh suy tim nên ăn gì và không nên ăn gì có thể giúp giảm thiểu nguy cơ, cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe tim mạch cho người bệnh. Một chế độ ăn uống khoa học cho người suy tim nên bao gồm:

- Nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống.

- Sữa ít chất béo và các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua, sữa đậu nành và sữa gạo.

- Sử dụng nguồn protein dễ tiêu như một số loại đậu, cá, trứng, thịt gà bỏ da…

- Tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chế độ ăn giảm muối và đường.

- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ các loại thảo dược tốt cho tim mạch như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang, hỗ trợ giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm các triệu chứng ho, phù, khó thở, đau tức ngực. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm |Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên tạp chí khoa học toàn cầu của Canada năm 2014.

Lưu ý trong cảm xúc và hoạt động tình dục

Được chẩn đoán bị suy tim, đó có thể là một cú sốc lớn đối với nhiều người bệnh. Một số người cảm thấy sợ hãi, lo lắng, chán nản hoặc tức giận. Vì vậy, bạn nên thường xuyên quan tâm hỏi han, tạo điều kiện để người bệnh có thể giãi bày tâm tư của mình từ đó động viên và trấn an tình thần giúp họ có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Quan hệ tình dục cũng là một vấn đề mà nhiều bệnh nhân suy tim cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Thực thế người bệnh suy tim hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường chỉ cần không gắng sức quá mức. Bạn nên là người nắm thế chủ động để giảm áp lực, căng thẳng cho người bệnh, phòng ngừa cơn đau tim. Đôi khi các thuốc điều trị suy tim có thể khiến người bệnh mất cảm hứng hoặc không thể cương cứng. Khi đó bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự điều chỉnh thuốc hoặc lựa chọn loại thuốc tăng cường sinh lý phù hợp, tránh hiện tượng tương tác thuốc.

Vẫn biết bệnh suy tim khó chữa trị, nhưng nếu bạn ghi nhớ hết những cách chăm sóc trên đây việc điều trị chắc hẳn sẽ dễ dàng hơn.. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt nhất cho người thân của mình để có thể trì hoãn suy tim tiến triển và giúp người bệnh có một cuộc sống tốt hơn.

 

Tài liệu tham khảo

http://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/living-with-heart-failure-and-managing-advanced-hf/help-for-heart-failure-caregivers

https://www.nhs.uk/conditions/heart-failure/living-with/

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận