Bệnh suy tim nguy hiểm bởi dễ gây biến chứng!
Suy tim gây nguy hiểm cho người bệnh bởi tỷ lệ biến chứng và đột tử cao, nhưng nếu điều trị đúng cách, có lối sống phù hợp sẽ ngăn được rủi ro nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ.
Suy tim nguy hiểm đến mức nào?
Suy tim không tự nó sinh ra, nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh tim mạch gây nên. Do vậy mà suy tim được coi là trạm dừng chân cuối cùng của các bệnh tim mạch. Một khi đã mắc tức là bạn phải đối mặt với hàng loạt những rủi ro và sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tuổi thọ.
Làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh
Với suy tim, tim bơm máu ít hiệu quả hơn bình thường. Để bù đắp cho điều này, cơ thể cố gắng giữ muối và nước để cải thiện chức năng tim. Sự tích tụ chất lỏng quá mức dẫn đến một loạt hậu quả như tăng cân nhanh chóng, phù chân hoặc bụng, tắc nghẽn phổi, rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng dễ nhận thấy và xuất hiện thường xuyên nhất là khó thở, mệt mỏi. Càng về giai đoạn nặng, khó thở càng trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và khả năng lao động của người bệnh. Thậm chí khó thở xảy ra cả khi ngủ hay khi nghỉ ngơi.
Tuổi thọ bị rút ngắn
Không có con số chính xác cho suy tim sống được bao lâu nhưng việc suy giảm tuổi thọ do căn bệnh này là có. Hãy hình dung khi các cơ quan thiếu máu thường xuyên thì rất khó để cơ thể có thể khỏe mạnh và đạt tuổi thọ như người bình thường.
Suy tim khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở ngay cả khi làm việc nhẹ
Suy tim sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu có xuất hiện biến chứng
Nếu suy tim nặng, người bệnh phải đối diện với một loạt nguy cơ biến chứng. Phổ biến và nghiêm trọng nhất là:
- Biến chứng phổi: Ở những người bị suy tim có tắc nghẽn phổi kéo dài hoặc nặng có thể tiến triển biến chứng phổi, đặc biệt là viêm phổi và thuyên tắc phổi. Một số trường hợp có cơn phù phổi cấp lặp đi lặp lại nhiều lần rất dễ tử vong đột ngột.
- Đột quỵ: Biến chứng này rất phổ biến ở những người bị suy tim. Một phần do lưu lượng máu lên não chậm hơn, một phần do cục máu đông hình thành trong tim có thể di chuyển lên não và cản trở dòng máu về cơ quan này. Cục máu đông rất dễ hình thành trong bệnh suy tim.
- Suy đa tạng: Sự giảm sút hoạt động của tim khiến máu đến các cơ quan khác bị thiếu hụt. Điều này dẫn đến sự suy giảm chức năng của nhiều bộ phận như suy thận, rối loạn tiêu hóa, phản xạ thần kinh kém nhanh nhạy và yếu cơ.
- Đột tử: Thông thường những trường hợp tử vong bất chợt trong suy tim xảy ra do một số dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung tâm thất, nhịp nhanh thất - có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên đột tử cũng có thể xảy ra ở người suy tim nặng do cơ tim đã quá yếu, đột ngột dừng đáp ứng với tín hiệu điện tim và ngừng đập (gọi là phân ly điện cơ).
Bất cứ biến chứng nào kể trên đều có thể dẫn đến khuyết tật lâu dài hoặc tử vong cho người bệnh. Vì vậy, nếu có bệnh suy tim cần chú ý đến những thay đổi trong cơ thể và đi khám ngay nếu thấy bất thường. Nhưng quan trọng hơn là hãy bắt tay vào điều trị sớm nhất có thể trước khi bệnh để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Hướng dẫn cách giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh suy tim
Chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
Điều trị tại nhà và điều chỉnh lối sống mặc dù không giúp chữa khỏi suy tim nhưng có thể tránh việc làm xấu đi triệu chứng và tiến triển của bệnh:
- Hạn chế muối để làm giảm phù, khó thở. Cố gắng ăn dưới 1.5 gram muối mỗi ngày.
- Chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả hơn, hạn chế cholesterol xấu từ mỡ động vật và dầu ăn sử dụng nhiều lần, lựa chọn protein nạc trong đậu, cá, thịt trắng.
- Chỉ uống tối đa 1 ly rượu vang/1 nửa lon bia/ 1 chén rượu mạnh nhỏ mỗi ngày; không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, nước giải khát,…
- Chỉ uống nước khi thực sự khát.
- Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân nếu có béo phì.
- Hoạt động thể lực mỗi ngày nhưng không nên quá gắng sức.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và luôn giữ tinh thần thoải mái, tâm lý lạc quan để tránh bệnh tiến triển xấu hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ là một cách để hạn chế suy tim tiến triển
Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để kiểm soát suy tim. Những thuốc này phải được điều chỉnh định kỳ theo sự tiến triển của bệnh. Trong một vài trường hợp bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc như:
- Thuốc chẹn beta: làm chậm nhịp tim, giảm mệt mỏi
- Lợi tiểu: giảm phù nề và khó thở do tích tụ chất lỏng
- Thuốc ức chế men chuyển ACE: giãn mạch để giảm áp lực cho tim
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: hạ huyết áp, giảm áp lực trên tim.
- Đối kháng aldosterone: loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể.
- Hydralazine với nitrat: giãn mạch, hạ huyết áp nhằm ngăn ngừa suy tim xấu đi.
- Ức chế Neprilysin: điều chỉnh huyết áp, lượng muối và dịch trong cơ thể.
- Dopamin: tăng lực co bóp cơ tim, tăng lưu thông máu và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Dopamin thường chỉ định cho trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề về tim. Không kết hợp thuốc này với thuốc chẹn beta.
Giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị
Những năm gần đây, việc dùng thêm tinh chất thảo dược trong hỗ trợ điều trị suy tim được coi là giải pháp hữu ích để hỗ trợ ổn định tình trạng bệnh và giảm thiểu rủi ro biến chứng tốt hơn.
Trong số dược liệu tốt cho bệnh nhân tim mạch không thể không kể đến Hoàng đằng và Đan sâm. Hai thảo dược này có khả năng tăng cường tưới máu cơ tim, cải thiện khả năng co bóp của tim, hạ huyết áp và hạn chế sự hình thành huyết khối. Đây là cơ chế quan trọng giúp Hoàng đằng, Đan sâm và sản phẩm được bào chế từ tinh chất 2 vị dược liệu này có thể trợ giúp người bệnh suy tim trì hoãn tiến triển, giảm triệu chứng và giảm tần suất nhập viện do biến chứng suy tim. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào được cấu thành từ 2 loại thảo dược này cũng đem lại hiệu quả cao, nên bạn cần lựa chọn sản phẩm đã có hiệu quả được chứng minh lâm sàng và được tạp chí quốc tế công nhận.
Qua những thông tin kể trên, chắc hẳn bạn đã nhận thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh suy tim và giải pháp giúp chung sống hòa bình với bệnh. Hãy bắt tay vào điều trị ngay hôm nay bởi càng để lâu dài tuổi thọ của bạn càng giảm đi nhanh chóng.
Nguồn tham khảo:
https://www.sharecare.com/health/heart-disease/is-congestive-heart-failure-sserious
https://www.verywellhealth.com/symptoms-and-complications-of-heart-failure-4161320
Bình luận