Suy tim độ 1 nguy hiểm ở chỗ không có triệu chứng nên nhiều người bệnh mất đi cơ hội được chữa trị sớm, dẫn đến bệnh dễ trở nặng, đe dọa tới tính mạng. Bởi vậy, nếu bạn đã may mắn phát hiện được suy tim từ giai đoạn đầu, hãy tích cực chữa trị để ngăn bệnh tiến triển.

Suy tim giai đoạn đầu chưa có triệu chứng, rất khó phát hiện

Suy tim giai đoạn đầu chưa có triệu chứng, rất khó phát hiện

Suy tim độ 1 cẩn thận kẻo nguy hiểm

Tổ chức tim mạch Hoa Kỳ (NYHA) chia suy tim thành 4 giai đoạn theo mức độ khó thở tăng dần. Trong đó, suy tim độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất, lúc này phần lớn người bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù…; vẫn có thể sinh hoạt và lao động bình thường. Bởi vậy suy tim giai đoạn đầu rất khó phát hiện, người bệnh chủ yếu được chẩn đoán suy tim khi thăm khám sức khỏe tổng thể hoặc kiểm tra các bệnh lý tim mạch khác. Nhẹ thế nhưng nếu suy tim độ 1 không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thì bệnh có thể nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 2, 3, 4 gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.

Suy tim độ 1 có chữa được không?

Suy tim là tình trạng chức năng tim bị suy yếu dần, chủ yếu là do hậu quả của các vấn đề tim mạch khác. Vì vậy, tùy vào từng nguyên nhân gây suy tim mà cơ hội chữa trị sẽ khác nhau.

- Nếu nguyên nhân suy tim là do hẹp hở van tim, bệnh mạch vành mà cấu trúc tim chưa bị thay đổi thì người bệnh có thể hồi phục bằng cách thay van tim hoặc can thiệp, phẫu thuật mạch vành.

- Trong trường hợp suy tim do các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cơ tim hoặc màng tim, rối loạn nhịp tim... thì việc điều trị suy tim độ 1để khỏi hẳn sẽ rất khó khăn. Mục tiêu chính không phải là chữa khỏi bệnh mà là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, ngăn bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị suy tim giai đoạn 1

Người bệnh suy tim giai đoạn 1 chủ yếu được điều trị bằng thuốc để kiểm soát các bệnh lý nền như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, mỡ máu, đái tháo đường… Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc: thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp… Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc, giảm liều, bỏ liều vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh thuốc điều trị, sử dụng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược cũng là một giải pháp giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Bệnh nhân suy tim độ 1 nên lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả: giảm khó thở, ho, phù, đau tức ngực… giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Trong các trường hợp suy tim do hẹp hở van tim hay bệnh mạch vành thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định can thiệp, phẫu thuật để điều trị nguyên nhân như: sửa hoặc thay van tim, nong mạch đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh suy tim độ 1

Một chế độ chăm sóc tốt cũng được coi là phương pháp điều trị không thể thiếu để giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh, giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ khiến bệnh trở nặng.

Suy tim độ 1 nên ăn và kiêng ăn gì?

Người bệnh suy tim giai đoạn đầu cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch như sau:

- Nên ăn: những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh và trái cây. Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi rất tốt cho người bệnh tim mạch bởi chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, một số loại trái cây khác cũng tốt cho người suy tim như: dưa lưới, táo, kiwi, đu đủ, đào...

- Kiêng ăn: đồ ăn mặn, chất béo từ động vật, các thực phẩm chứa nhiều cholesterol và các loại thức ăn nhanh như mỡ, đồ ăn chiên rán,...

- Không hút thuốc lá. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Trái cây tươi giàu chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch

Trái cây tươi giàu chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch

Tập luyện thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu

Nhiều người lầm tưởng rằng đã bị mắc bệnh tim, đặc biệt là suy tim, thì không nên tập thể dục vì khi đó tim sẽ phải làm việc vất vả hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh ít vận động sẽ làm cho máu chậm lưu thông, dễ tạo ra cục máu đông gây tắc mạch. Vì vậy, người bệnh suy tim độ 1 nên tập thể dục ít nhất nửa tiếng mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga…. Tập luyện sẽ giúp trái tim được “vận động”, lưu thông khí huyết và cải thiện dần chức năng tim. Người bệnh cần khởi động trước khi tập và thư giãn, nghỉ ngơi sau khi tập; tập luyện với mức độ gắng sức tăng dần, theo dõi sự thay đổi của cơ thể và ngừng tập khi có biểu hiện mệt, khó thở, đau tức ngực.

Suy tim độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất và chưa ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống nên người bệnh cũng chưa cần quá lo lắng. Tuân thủ tốt chỉ định điều trị và có một lối sống khoa học sẽ giúp bạn có thể ngăn suy tim tiến triển và chung sống khỏe mạnh với căn bệnh này.

Biên tập viên Đông Tây

Tài liệu tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142

Bình luận