Bị suy tim giai đoạn cuối là cú sốc tinh thần rất lớn cho người bệnh và gia đình. Nhưng thật may mắn vì nếu lập kế hoạch chăm sóc tốt người bệnh có thể sống khỏe và sống lâu hơn dù có bệnh

Suy tim giai đoạn cuối là khi triệu chứng bệnh tồn tại ngay cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi, bất chấp sự can thiệp của y tế. Bệnh đặt ra gánh nặng cho bệnh nhân, người nhà về cả tâm lý và sinh lý, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống và đe dọa tử vong sớm. Nhưng thật may mắn bởi có rất nhiều phương pháp chăm sóc bệnh nhân suy tim người thân có thể áp dụng để giúp họ có cuộc sống dễ chịu hơn.

Suy tim giai đoạn cuối gây ra triệu chứng, biến chứng gì?

Khó thở, mệt mỏi là những triệu chứng điển hình nhất của suy tim. Khi bệnh ở giai đoạn cuối (còn gọi là suy tim độ 4), chúng xuất hiện gần như mọi lúc. Thậm chí khó thở còn khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc hay chỉ cần đi bộ vài chục mét hoặc tắm giặt thường ngày thôi cũng rất mệt mỏi, không thở nổi.

Ngoài ra, suy tim giai này còn gây ra nhiều triệu chứng khác như ho khan hoặc có đờm; phù chân, bàn chân hoặc bụng, nặng mí mắt khi ngủ dậy; tim đập nhanh; tiểu nhiều ban đêm; chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa; chóng mặt,…

Ngoài việc triệu chứng xuất hiện trầm trọng và thường xuyên ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày thì người bệnh còn phải đối diện với nguy cơ gặp nhiều biến chứng của suy tim nguy hiểm như:

- Viêm phổi, phù phổi cấp

- Đột quỵ não

- Suy thận

- Rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng

- Tử vong đột ngột do cơ tim quá yếu, ngừng co bóp

Cách chăm sóc giúp người bệnh suy tim độ 4 sống dễ dàng hơn

 

Mục tiêu cần đạt được trong chăm sóc người bệnh suy tim giai đoạn cuối là giảm triệu chứng, tăng cường thể trạng và giúp họ có được tâm lý tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý xử lý những vấn đề thường phát sinh ở người bệnh:

Cách giúp cho người bệnh dễ thở hơn

Khó thở trong suy tim giai đoạn cuối xuất hiện liên tục, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi. Nếu gặp hiện tượng này, bạn hãy giúp người bệnh nằm ở tư thế nửa ngồi, nới lỏng cổ áo và hút đờm dãi nếu có.

Trong trường hợp gặp phải cơn khó thở khi ngủ có thể khuyên người bệnh ngủ nửa nằm nửa ngồi ngay từ đầu.

Nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi bằng cách kê cao gối sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn

Nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi bằng cách kê cao gối sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn

Cách giảm đau ngực

Thuốc giãn mạch là chìa khóa cho những trường hợp có hiện tượng đau thắt ngực. Thuốc thường dùng là nitrat hoặc ức chế men chuyển. Bạn có thể giúp người bệnh sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều hoặc lấy thuốc giúp họ cấp cứu trong trường hợp cơn đau ngực đột ngột xảy ra.

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng để giảm mệt mỏi

Hơn ai hết, người bệnh suy tim giai đoạn 4 cần một lượng dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể có năng lượng cơ bản cho những hoạt động sống thường ngày. Hơn nữa, bệnh nhân giai đoạn này rất dễ chán nản, ăn uống kém. Người nhà nên hết sức lưu ý.

Dinh dưỡng lành mạnh cho người bệnh suy tim là bổ sung nhiều rau quả có hàm lượng chất xơ và vitamin cao; tránh đồ ăn giàu cholesterol xấu như thịt đỏ, nội tạng, da, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường ăn cá, thịt gia cầm bỏ da, protein từ đậu cũng là nguồn năng lượng tốt cho bệnh nhân.

Biết cách ăn sẽ giúp giảm khó tiêu, đầy trướng

Chức năng bơm máu của tim ngày một suy yếu, không đưa đủ lượng máu cần thiết đến cơ quan đích. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng làm việc của hệ tiêu hóa, mà biểu hiện là người bệnh ăn uống khó tiêu, hay bị đầy bụng.

Nếu tình trạng này nặng có thể xay nhỏ thức ăn dưới dạng lỏng, mềm, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ tiêu hóa hơn. Cần thiết có thể truyền dịch tĩnh mạch hoặc đặt ống thông dạ dày.

Dùng thuốc điều trị kết hợp chế độ ăn để giảm phù

Suy tim giai đoạn cuối ảnh hưởng đến cả khả năng làm việc của thận. Do đó, việc ứ đọng dịch do tuần hoàn kém càng trầm trọng hơn. Thận không thể lọc máu để đào thải chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài.

Ngoài các thuốc trợ tim, giãn mạch, bác sĩ có thể kê thêm thuốc lợi tiểu để giảm bớt gánh nặng cho tim.

Trong chế độ ăn mỗi ngày, hãy cố gắng giảm muối càng nhiều càng tốt, dưới 0.5g càng tốt. Ngoài muối khi chế biến món ăn, người bệnh cũng nên tính cả muối trong súp hoặc một số loại đồ uống.

Người bệnh cũng cần tránh uống nhiều nước, thường giới hạn ở mức 1,5 – 2 lít mỗi ngày.

Bổ sung thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Bên cạnh chế độ ăn, tập luyện và tuân thủ dùng thuốc điều trị, việc bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược sẽ hỗ trợ giúp người suy tim giảm nhẹ các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nên lựa chọn sản phẩm đã có kiểm chứng lâm sàng mới là cơ sở để bạn tin tưởng.

Cách giảm lo lâu, căng thẳng

Buồn phiền, tự ti, tức giận, tuyệt vọng,…, thậm chí không tin vào việc bệnh của mình đã tiến triển đến giai đoạn nặng là những điều thường thấy ở bệnh nhân. Họ luôn trăn trở với những câu hỏi như: suy tim độ 4 là gì, có chữa được không, sống được bao lâu; hay suy tim có chết không,…

Là người thân, bạn nên thông cảm với những biến đổi cảm xúc và cả suy nghĩ bi quan của họ. Mặc dù khó để biết chính xác suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu nhưng hãy luôn động viên người bệnh rằng nếu điều trị tốt vẫn có thể kéo dài tuổi thọ đến hàng chục năm.

Giúp đỡ, động viên người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Giúp đỡ, động viên người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều cách để người bệnh có thể ngăn ngừa rủi ro do suy tim. Hoặc nếu may mắn có người hiến tặng phù hợp, họ có thể phẫu thuật thay tim mới và tiếp tục kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, bạn nên giải thích về bệnh và hướng điều trị theo hướng lạc quan nhất, giúp họ lấy lại hy vọng sống.

Bên cạnh đó, triệu chứng suy tim có thể khiến người bệnh làm việc chậm chạp hơn, thậm chí cần đến sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành những sinh hoạt cá nhân thường ngày. Đừng tỏ ra cáu gắt và cố gắng giúp họ để họ cảm thấy thoải mái nhất nhé!

Nếu chẳng may bệnh tình không thể đảo ngược được, thời gian sống của họ không còn nhiều thì đừng nhắc về điều này trước mặt người bệnh.

Ngoài những hướng dẫn kể trên, bạn có thể khuyên người bệnh áp dụng một số cách chữa bệnh tim bằng thuốc nam. Cụ thể là sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược từ tinh chất Vàng đằng, Đan sâm để hỗ trợ giảm triệu chứng và hạn chế tỷ lệ nhập viện do biến chứng suy tim tốt hơn. Đây cũng là phương pháp mà các chuyên gia Tim mạch đầu ngành khuyên dùng để giúp người bệnh có được chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ tốt nhất.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.nursingtimes.net/clinical-archive/end-of-life-and-palliative-care/palliative-care-for-patients-with-end-stage-heart-failure/205583.article
https://www.cfrjournal.com/articles/management-HF-end-life

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận