Các van tim có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ cho máu lưu thông theo một chiều nhất định. Van hai lá nằm giữa tâm thất trái (buồng lớn hơn phía dưới ở bên trái của tim) và tâm nhĩ trái (buồng nhỏ hơn phía trên ở bên trái của tim). Mỗi khi tim co bóp van hai lá đóng mở nhịp nhàng và cho phép dòng máu chảy một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, rồi từ thất trái vào động mạch chủ để đi nuôi toàn bộ cơ thể. Khi cấu trúc van hai lá bị tổn thương, khả năng bơm máu của tim sẽ bị giảm sút. Nếu tình trạng này kéo dài thì suy tim là khó tránh khỏi.
Vị trí van hai lá và chiều của dòng máu chảy trong tim Vị trí van hai lá và chiều của dòng máu chảy trong tim
Vị trí van hai lá và chiều của dòng máu chảy trong tim

Nguyên nhân gây hẹp, hở van hai lá

Có nhiều nguyên nhân có thể gây hở, hẹp van hai lá nhưng phổ biến nhất là sốt thấp khớp hay thấp tim. Đây là một biến chứng sau viêm họng do vi khuẩn Streptococus tán huyết gây nên. Vi khuẩn này có cấu trúc giống với các protein trong khớp và van hai lá, nên hệ miễn dịch của cơ thể có thể tấn công nhầm làm tổn thương các vị trí này. Do vậy, người ta còn gọi sốt thấp khớp là một bệnh tự miễn. Van hai lá bị tổn thương sẽ hình thành các sẹo làm thu hẹp van (hẹp van hai lá) hoặc thay đổi cấu trúc van khiến nó không thể đóng kín hoàn toàn (hở van hai lá). Tình trạng này hay gặp hơn ở những gia đình có điều kiện sống tại những nơi ẩm thấp, dễ bị nhiễm khuẩn Streptococus và hiểu biết về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế.

Ngoài sốt thấp khớp (thấp tim) bệnh van hai lá có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như cao huyết áp, viêm nội tâm mạc, bệnh tim bẩm sinh, sa van hai lá, nhồi máu cơ tim…

Hẹp van hai lá

Hẹp van hai gặp ở 60% trường hợp mắc bệnh về van tim. Nó xảy ra khi van hai lá không mở hoàn toàn, để đưa máu từ buồng tim phía trên bên trái (tâm nhĩ trái) xuống buồng tim phía dưới (tâm thất trái), rồi mới bơm ra tuần hoàn. Hẹp van 2 lá gây thiếu máu cung cấp cho các cơ quan, nên tim sẽ có xu hướng giãn ra và co bóp nhiều hơn để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt. Cơ chế bù trừ này khá hiệu quả trong trường hợp van hai lá hẹp ở mức độ nhẹ và vừa. Người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng gì, nhưng khi mức độ hẹp tăng lên hay các cơ tim bị suy yếu,  máu sẽ bị ứ lại ở tâm nhĩ trái và phổi gây ra các triệu chứng:

- Khó thở và nhịp tim nhanh bất thường (rung nhĩ)

- Mệt mỏi, khó thở khi gắng sức hay khi nằm xuống

- Sưng chân hoặc mắt cá chân

- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phế quản, viêm họng…)

- Ho nặng, đôi khi có máu và đờm

Tình trạng hẹp van tim có thể phát hiện bằng phương pháp siêu âm tim.  

Bác sỹ là người quyết định phương pháp điều trị bệnh van tim
Bác sỹ là người quyết định phương pháp điều trị bệnh van tim

Hở van hai lá

Hở van hai lá xảy ra khi van 2 lá không thể đóng chặt khi tim bơm máu đi từ tâm thất trái, khiến máu từ buồng tim này bị phụt ngược lại vào tâm nhĩ,  gây thiếu máu đi nuôi cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ hở nhiều hay ít của van, bao gồm:

- Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đau ngực sau khi hoạt động nhiều

- Tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp bất thường,

- Ho, khó thở kịch phát, tiểu nhiều về đêm hoặc khi nằm xuống,

- Phù chân, mắt cá chân,

Hở van hai lá thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm mà không có biểu hiện gì. Cho nên, người bệnh chỉ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp khác cảm thấy khó thở, mệt mỏi, tức ngực… báo hiệu hở van nặng lên hoặc đã tiến triển thành suy tim.

Điều trị, hở, hẹp van hai lá

Phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh van tim và các triệu chứng người bệnh đang gặp phải.

- Điều trị bằng thuốc: Dùng cho trường hợp hở van mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc tuy không làm liền van tim nhưng giúp giảm bớt triệu chứng mệt mỏi, đánh trống ngực, ho, khó thở…và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Các loại thuốc bao gồm: thuốc giãn mạch, lợi tiểu, chống loạn nhịp, chẹn beta giao cảm…

- Can thiệp, phẫu thuật van tim: Áp dụng khi điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Các kỹ thuật này bao gồm sửa van, thay van, với chi phí dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, và có trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả .

Ngoài thuốc, các phương pháp can thiệp ngoại khoa thì việc bổ sung các hoạt chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng của tế bào, đặc biệt là tế bào cơ tim như L-Carnitine cũng sẽ giúp tăng cường khả năng bơm máu của tim. Nếu kết hợp thêm các thảo dược có công dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu như Đan sâm có thể tạo nên giải pháp toàn diện trong hỗ trợ điều trị bệnh van tim, ngăn ngừa tirns triển thành suy tim.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

www.nhs.uk/conditions

www.clevelandclinicmeded.com

www.healthline.com

Bình luận

  • VŨ THỊ NGỌC
    VŨ THỊ NGỌC - Gửi lúc 10:04 27/10/2015
    Nếu bị vừa hở vừa hẹp van 2 lá thì nguy cơ tử vong cao không ạ? Nếu điều độ lại nhịp sống thì sống được bao lâu ạ?
    • dongtay.net.vn
      Chào bạn,Để tiên lượng tình trạng bệnh bạn cần đến gặp bác sỹ để được làm những xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác mức độ hẹp hở van của bạn. Từ đó bác sỹ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả và hợp lý giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh.Tuy nhiên, tình trạng vừa hẹp vừa hở van thường nặng hơn so với chỉ mình hở hoặc hẹp thông thường về lâu dài bệnh rất dễ tiến triển thành suy tim. Vì vậy trước mặt bạn cần có lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát diễn tiến của bệnh. Ăn giảm mỡ, giảm muối, giảm đồ ăn nhanh, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế sử dụng chất kích thích như trà đặc café, rượu bia thuốc lá. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, thiền hay yoga giúp tăng cường sức khỏe.Chúc bạn sức khỏe.Thân!