Nitromint là thuốc thường xuyên xuất hiện trong các đơn thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Thuốc có gì đặc biệt, khi sử dụng cần lưu ý gìcông dụng, cách dùng, tác dụng phụ, giá bán, cách mua…ra sao? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giải cho các câu hỏi này.

Rất nhiều người bệnh mạch vành đã và đang sử dụng Nitromint

Rất nhiều người bệnh mạch vành đã và đang sử dụng Nitromint

Nitromint là thuốc gì?

Nitromint là thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim có thành phần chính Nitroglycerin. Tác dụng chính của thuốc là phòng ngừa và làm giảm cơn đau thắt ngực. Ngoài ra, thuốc cũng giúp hạ huyết áp và giúp tim co bóp dễ dàng hơn.

Thuốc hiện đang có 2 dạng chính: Nitromint 2,6mg dạng uống và Nitromint 80mg dạng xịt. Dạng uống chủ yếu được sử dụng để dự phòng cơn đau thắt ngực và tăng khả năng hoạt động gắng sức cho người bệnh. Trong khi dạng xịt lại được dùng để cắt cơn đau thắt ngực cấp. Nghiên cứu cho thấy, Nitromint dạng xịt có thể phát huy tác dụng chỉ sau 2 - 3 phút và duy trì tác dụng đó trong 15 phút, cao hơn hẳn so với các loại Nitroglycerin dạng viên ngậm thông thường.

Vì sao Nitromint có thể giảm cơn đau thắt ngực?

Các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều thử nghiệm để tìm ra tại sao Nitromint lại giảm cơn đau thắt ngực hiệu quả đến như vậy. Câu trả lời nằm ở khả năng thư giãn mạch máu mạnh mẽ của loại thuốc này.

Khi vào cơ thể, Nitroglycerin trong Nitromint sẽ giải phóng ra nitơ oxit (NO). Đây là một chất có tác dụng giãn mạch mạnh, đặc biệt là trên động mạch vành nuôi tim và tĩnh mạch. Nhờ đó, thuốc sẽ giúp giảm tình trạng thiếu máu cơ tim (nguyên nhân gây đau thắt ngực) đồng thời hạ huyết áp và giảm gánh nặng lên tim.

Công dụng phòng và giảm đau thắt ngực của Nitromint chủ yếu đến từ khả năng giãn mạch

Công dụng phòng và giảm đau thắt ngực của Nitromint chủ yếu đến từ khả năng giãn mạch

Những ai nên và không nên sử dụng Nitromint?

Với những lợi ích đáng kinh ngạc kể trên, Nitromint thường được chỉ định trong các trường hợp mắc bệnh động mạch vành, đặc biệt là những người có cơn đau thắt ngực không ổn định. Ngoài ra thuốc cũng được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh suy tim, tăng huyết áp.

Ngược lại, bạn không nên dùng Nitromint nếu đang bị huyết áp thấp hoặc huyết áp tâm thu < 100mmHg, thiếu máu nặng, suy tuần toàn, đang dùng lợi tiểu và vừa mới trải qua cơn nhồi máu cơ tim cấp. Những người bị hẹp van động mạch chủ nặng cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này vì có thể gây tụt huyết áp, ngất. Đặc biệt, chống chỉ định dùng Nitromint với những người dị ứng nitrat hữu cơ hoặc bị cơ tim phì đại. Bởi thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng đau ngực và giảm lượng máu bơm từ tim đi nuôi cơ thể.

Thuốc trị đau thắt ngực Nitromint dùng như thế nào?

Cách dùng thuốc Nitromint sẽ thay đổi tùy theo dạng bào chế. Với Nitromint 2,6mg dạng uống, bạn nên uống 1 - 3 viên trước khi ăn 2 lần mỗi ngày. Nếu cơn đau ngực thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, bạn có thể chuyển thời gian uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Do đây là dạng giải phóng chậm nên bạn cần uống nguyên viên, không nhai hay ngậm để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Trường hợp đang được kê đơn Nitromint dạng xịt, khi có hoặc nghi ngờ cơn đau thắt ngực xuất hiện, bạn cần xịt ngay 1 liều vào dưới lưỡi và mím miệng, không nuốt hay súc miệng trong khoảng 10 phút để thuốc được hấp thu nhanh chóng. Nếu cơn đau không thuyên giảm, hãy lặp lại các bước trên lần 2. Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn xịt Nitromint ngay trước khi tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức. Bởi đây là các thời điểm rất dễ xảy ra cơn đau thắt ngực.

Nitromint dạng xịt dưới lưỡi được sử dụng làm giãn mạch nhanh khi có cơn đau thắt ngực

Nitromint dạng xịt dưới lưỡi được sử dụng làm giãn mạch nhanh khi có cơn đau thắt ngực

Nitromint cần dùng đúng cách mới phát huy hiệu quả trị đau thắt ngực. Để tìm hiểu cách dùng Nitromint chi tiết nhất, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219.

Nitroglycerin có tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Nitromint là gây đau đầu. Tác dụng phụ này sẽ tăng tỷ lệ thuận với liều dùng của thuốc. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bị đau đầu ở người bệnh dùng liều 1,6mg Nitromint cao gấp rưỡi so với nhóm chỉ dùng 0,4 mg.

Để kiểm soát cơn đau đầu khi dùng Nitromint, bạn có thể sử dụng Paracetamol. Tuy nhiên, nếu dùng với liều cao 650mg mà tình trạng này không thuyên giảm, bạn cần liên lạc với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu bạn có cần phải dừng sử dụng Nitromint và đổi loại thuốc khác hay không.

Một tác dụng phụ đáng chú ý khác và khá nguy hiểm của Nitromint là gây hạ huyết áp tư thế đứng, tăng nhịp tim và đau ngực phản xạ (phản ứng ngược). Điều đáng mừng là tác dụng phụ này chỉ thường xảy ra khi sử dụng Nitromint liều cao và ở những người huyết áp thấp, cao tuổi. Nếu bạn hay người thân đang nằm trong nhóm đối tượng này, đừng quên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài những tác dụng phụ kể trên, Nitromint có thể gây dị ứng (phát ban, nổi mề đay, sưng miệng…). Riêng với Nitromint 2.6mg giải phóng chậm, cần lưu ý về khả năng lờn thuốc khi sử dụng liều cao trong thời gian dài.

Cần lưu ý gì để tránh tác dụng phụ khi dùng Nitromint?

Đầu tiên, bạn hãy ngồi hoặc nằm khi sử dụng Nitromint. Thứ hai, trong thời gian dùng thuốc, bạn cần tránh xa rượu bia và các thức uống có cồn khác. Thứ ba, nếu đang dùng thuốc có thể tương tác với Nitromint như:

- Thuốc điều trị rối loạn cương dương nhóm ức chế PDE5 (sildenafil, vardenafil, tadalafil)

- Thuốc hạ huyết áp (benazepril, captopril, diltiazem...)

- Thuốc trị đau nửa đầu (ergotamine, dihydroergotamine...)

- Thuốc giảm đau Opioid (codein, fentanyl, morphine…)

- Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, amoxapine, clomipramine)

- Thuốc chống loạn thần (aripiprazole, clozapine, haloperidol...)

- Thuốc an thần nhóm benzodiazepin (alprazolam, clobazam, clonazepam...)

- Thuốc điều trị bệnh Parkinson (cabergoline, rasagiline, selegiline)...

Bạn cần báo ngay cho bác sĩ. Tất cả những điều này sẽ giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ hạ huyết áp của Nitromint.

Bạn nên ngồi khi uống hoặc xịt Nitromint để tránh tụt huyết áp

Bạn nên ngồi khi uống hoặc xịt Nitromint để tránh tụt huyết áp

Cuối cùng, bạn cần hiểu rõ về từng dạng Nitromint mà bản thân đang dùng. Bởi sự khác nhau về cách bào chế sẽ dẫn đến những điểm khác biệt trong cách dùng. Cụ thể:

- Nitromint 2.6mg giải phóng chậm: Bạn nên dùng bắt đầu với liều thấp và vào những thời điểm cố định trong ngày. Nếu thấy cơn đau ngực xuất hiện thường xuyên hơn, hãy báo cho bác sĩ. Bởi điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị lờn thuốc.

- Nitromint 80mg dạng xịt: Bạn chỉ được xịt thuốc tối đa 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút trong vòng 15 phút. Nếu sau 3 lần mà cơn đau ngực vẫn còn, khả năng cao bạn đang bị nhồi máu cơ tim cấp và cần sự trợ giúp của nhân viên cấp cứu.

Nitromint giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Thuốc Nitromint 2.6mg đang được bán với giá khoảng 165.000 cho 1 hộp 30 viên. Trong khi đó giá thuốc Nitromint dạng xịt là 175.000/lọ. Để mua cả 2 sản phẩm này, bạn chỉ cần mang đơn thuốc ra bất cứ cửa hàng thuốc Tây nào. Tuy nhiên, bạn nên chọn các cửa hàng lớn để tránh tình trạng hết thuốc và mua được sản phẩm có hạn sử dụng dài hơn.

Với những tác dụng vượt trội của mình, sẽ không quá lời khi ví Nitromint như "khắc tinh" của cơn đau thắt ngực. Chỉ cần biết cách sử dụng, người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim có thể hoàn toàn quên đi nỗi lo đau thắt ngực, tự tin sinh hoạt bình thường.

Thông tin thêm cho bạn

Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chứng minh rằng: việc kết hợp các thuốc điều trị tim mạch cùng sản phẩm thảo dượcsẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực, giảm cholesterol máu, xơ vữa mạch hiệu quả hơn. 

Đây là một thông tin đáng mừng, mở ra cơ hội cho hàng triệu người bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng có thể phục hồi sức khỏe. Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm thảo dược này, bạn hãy gọi cho các chuyên gia theo số 0981.238.219.

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Tham khảo:

1. http://timmachhoc.vn/vai-tro-cua-nitroglycerin-tac-dung-ngan-trong-dieu-tri-benh-tim-thieu-mau-cuc-bo/
2. https://www.drugs.com/tips/nitroglycerin-patient-tips
3. https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a601086.html

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận