Panangin có mặt trong nhiều đơn thuốc điều trị suy tim, rối loạn nhịp tim. Nắm được thông tin và lưu ý khi dùng thuốc, bạn sẽ nhận được hiệu quả cao và giảm rủi ro tốt hơn.

Thuốc điều trị thiếu hụt ion Mg2+ và K+ Panangin 50 viên, Panangin ống tiêm 10ml.

Thuốc điều trị thiếu hụt ion Mg2+ và K+ Panangin 50 viên, Panangin ống tiêm 10ml.

Panangin là thuốc gì? Tác dụng ra sao?

Panangin là thuốc bổ sung khoáng chất có tác dụng phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu hụt magie, kali. Đây là 2 ion quan trọng có ảnh hưởng tới tính co thắt của cơ tim. Nếu thiếu hụt magie và kali sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim, tổn thương cơ tim.

Panangin thường được chỉ định cho những người bệnh suy tim, sau nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim (loạn nhịp thất). Ngoài ra, những người có nguy cơ cao bị mất điện giải như đang sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai (hydroclorothiazid, indapamid, furosemid) hoặc glycosid tim (digoxin) cũng được kê đơn loại thuốc này.

Panangin được bào chế thành dạng viên nén và dạng dung dịch tiêm. Trong đó, mỗi viên nén Panangin chứa 140mg Magnesi aspartat anhydrat (dưới dạng Magnesi aspartat tetrahydrat 175mg) và 158mg Kali aspartat anhydrat (dưới dạng Kali aspartat hemihydrat 166,3mg). Mỗi ống tiêm Panangin 10ml chứa 400mg Magnesi aspartat anhydrat và 452mg Kali aspartat anhydrat. Do tính tiện dụng nên dù ra đời sau, Panangin dạng viên vẫn được sử dụng phổ biến hơn dạng ống tiêm.

Những ai không nên sử dụng Panangin?

Thuốc Panangin 50 viên hoặc 5 ống tiêm/hộp chống chỉ định với các trường hợp bị suy thận (cả cấp và mạn tính), suy vỏ thượng thận (bệnh Addison), block nhĩ thất độ III, tăng kali máu, đang sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc sốc tim (huyết áp dưới 90 mmHg).

Trước khi kê đơn, bác sĩ đã loại trừ các trường hợp kể trên cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng nếu đang bị tiểu đường type 1, dùng thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển ACE hay chẹn thụ thể angiotensin ARB. Bởi đây là nhóm có nguy cơ bị tăng kali máu cao hơn khi dùng Panangin.

Nếu bạn đang dùng thuốc Panangin để điều trị bệnh tim mạch, suy tim, loạn nhịp tim nhưng vẫn bị hồi hộp, đau ngực, khó thở, mệt mỏi, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.219 để được hướng dẫn cách dùng thuốc hiệu quả nhất.

 AnyConv.com__ĐT-219.webp

 Nếu bị tiểu đường type 1, bạn sẽ cần thận trọng khi dùng thuốc Panangin

Nếu bị tiểu đường type 1, bạn sẽ cần thận trọng khi dùng thuốc Panangin

Panangin nên được sử dụng như thế nào?

Liều dùng được khuyến cáo của Panangin là 6 viên chia 3 lần/ngày. Trường hợp nặng, bạn có thể phải dùng 9 viên chia 3 lần/ngày. Sau đó khi bệnh đã ổn định, liều dùng có thể giảm xuống 3 viên chia 3 lần/ngày.

Nếu bạn vô tình uống quá liều, hãy thông báo cho bác sĩ. Quá liều Panangin có thể dẫn đến thừa kali và magiê trong máu, từ đó gây ra các dấu hiệu bao gồm:

  • Dấu hiệu tăng kali huyết: mệt mỏi, tê, ngứa ran, yếu cơ, tim đập không đều, khó thở, đau ngực, buồn nôn/nôn…
  • Dấu hiệu tăng magie huyết: yếu cơ, lú lẫn, buồn nôn/nôn, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, mệt mỏi, hôn mê, suy hô hấp...

Bạn nên uống thuốc Panangin bằng cách nuốt nguyên viên, không nhai vào sau bữa ăn. Điều này là do acid dịch vị có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Panangin?

Đôi khi, bạn có thể gặp các tác dụng phụ buồn nôn, đi tiêu phân lỏng (nhuận tràng), tăng số lần đại tiện khi sử dụng Panangin. Tuy nhiên đa phần các triệu chứng này sẽ biến mất dần khi bạn dùng thuốc đúng liều và sau bữa ăn.

Thuốc rất ít khi gây ra tăng kali hay magie máu nghiêm trọng (dị cảm, tụt huyết áp, suy hô hấp…). Do đó bạn không cần quá lo lắng khi được kê đơn loại thuốc này. 

Khi sử dụng Panangin cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?

Dùng thuốc đúng liều và đúng thời điểm là lưu ý đầu tiên để giúp bạn hạn chế tác dụng phụ của Panangin. Thứ hai, bạn cần báo cho bác sĩ các thuốc mà bản thân sắp sử dụng. Bởi một số thuốc có thể tương tác với Panangin. Tương tác này sẽ làm giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ gây tăng kali máu của thuốc.

Một số thuốc có thể làm tăng tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả của Panangin

Các thuốc thường gặp có tương tác với Panangin bao gồm:

  • Tetracyclin dạng uống, các muối sắt, và natri fluorid: Để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc, bạn nên uống Panangin và các thuốc này cách xa nhau ít nhất là 3 giờ.
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali (eplerenone, amiloride, spironolactone), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (captopril, enalapril, perindopril), thuốc chẹn beta (acebutolol, atenolol, metoprolol, bisoprolol, propranolol), cyclosporin, heparin và thuốc chống viêm không steroid NSAID (aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen): Khi dùng chung các thuốc này với Panangin, bạn nên thường xuyên kiểm tra kali máu.

Cuối cùng, Panangin không phải loại thuốc “vạn năng” giúp trái tim của bạn trở lại bình thường. Ngoài việc dùng thuốc bạn vẫn cần duy trì một lối sống lành mạnh (ăn nhiều rau, giảm mỡ, giảm muối, giữ tinh thần thoải mái, thể dục vừa sức) để ngăn bệnh tiến triển.

Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada cho thấy: Những người bệnh suy tim sử dụng sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng sẽ giảm được các triệu chứng (khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho, phù) và tỷ lệ nhập viện thấp hơn. Nếu bạn đang bị suy tim hoặc có nguy cơ suy tim, bạn có thể tham khảo giải pháp này bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh và dùng thuốc điều trị.

Thuốc Panangin giá bao nhiêu? Mua thế nào?

Giá thuốc Panangin dạng viên là 1.800 - 2.100đ cho 1 viên, tương ứng 90.000 - 105.000 một hộp 50 viên. Dạng ống tiêm 10ml có giá đắt hơn, rơi vào khoảng 26.000/ 1 ống tiêm. Bạn có thể mua thuốc tại hầu hết các hiệu thuốc Tây trên cả nước. Tuy nhiên, trước khi mua nên tính toán thời gian dùng hết 1 hộp để tránh mua nhiều dẫn đến cận date - hạn sử dụng còn quá ngắn.

Tóm lại, Panangin là một loại thuốc bổ sung Magie và Kali an toàn hiệu quả cho người bệnh tim mạch. Việc uống thuốc đúng cách như hướng dẫn trong bài viết giúp bạn hạn chế tác dụng phụ và nhận được lợi ích tối đa từ thuốc.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo: ravimiregister, mims, ndrug.com

Bình luận