Thuốc Lisonorm chứa thành phần chính là Lisinopril và Amlodipine thường được sử dụng trong điều trị cao huyết áp. Thông tin về tác dụng, cách dùng và những lưu ý giúp người bệnh cao huyết áp dùng Lisonorm hiệu quả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Lisonorm là thuốc phối hợp dùng trong điều trị tăng huyết áp

Lisonorm là thuốc phối hợp dùng trong điều trị tăng huyết áp

Thông tin chung về thuốc hạ áp Lisonorm

Lisonorm là một trong những loại thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay. Sau đây là một số thông tin cơ bản bạn cần biết khi được chỉ định sử dụng.

Lisonorm là thuốc gì? Giá bán và mua ở đâu?

Lisonorm là thuốc điều trị tăng huyết phối hợp giữa hai hoạt chính chất là Lisinopril và Amlodipine. Thuốc được chỉ định dùng thay thế cho bệnh nhân dùng đơn trị liệu Lisinopril hay Amlodipine mà không kiểm soát được mức huyết áp hay gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như ho kéo dài. 

Lisonorm có dạng liều 5mg/10mg (được hiểu là viên nén chứa 5mg Amlodipine và 10mg Lisinopril). Bạn có thể mua thuốc tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động từ 170.000 – 200.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên. 

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính phổ biến

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính phổ biến

Cơ chế hạ áp của thuốc Lisonorm

Thành phần Lisinopril trong thuốc Lisonorm ức chế enzym chuyển đổi angiotensin, có tác dụng làm giảm nồng độ angiotensin II - chất gây co mạch và làm tăng nồng độ bradykinin huyết tương - chất gây giãn mạch. Do đó thuốc có tác dụng giãn mạch nhanh, giúp tăng lưu thông máu và hạ huyết áp. 

Amlodipine là thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng giảm tính co cơ trơn và giảm sức cản ngoại vi nên cũng giúp giãn mạch, hạ huyết áp và điều trị cơn đau thắt ngực. 

Trong khi, Amlodipin kéo theo tình trạng giữ muối, nước và hoạt hóa hệ renin-angiotensin-aldosterone thì Lisinopril gây ức chế hệ này. Chính vì vậy, sự kết hợp Lisinopril và Amlodipine cho tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn đơn trị liệu thông thường và làm giảm tác dụng phụ của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Lisonorm

Rất nhiều người bệnh dùng thuốc tăng huyết áp nhưng chưa kiểm soát được mức huyết áp tối ưu. Vì vậy, trước khi dùng, bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách dùng, liều dùng

Cách dùng: Viên nén Lisonorm được sử dụng qua đường uống, bạn có thể uống trước khi ăn hoặc sau khi ăn đều được. Để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh quên liều, bạn hãy uống thuốc vào một khoảng thời gian cố định trong ngày. 

Liều dùng: Liều dùng được bác sĩ khuyến cáo là 1 viên mỗi ngày. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị trực tiếp mới là người quyết định chính xác về liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Cách uống Lisonorm tốt là uống vào một khoảng thời gian cố định hàng ngày

Cách uống Lisonorm tốt là uống vào một khoảng thời gian cố định hàng ngày

Cách xử trí khi dùng quá liều/quên liều?

Trường hợp dùng quá liều: Uống quá liều Lisonorm sẽ gây giãn mạch quá mức kèm theo hạ huyết áp và sốc tuần hoàn rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Trường hợp quên liều: Hãy uống thuốc ngay khi bạn nhớ ra, nhưng nếu đã gần đến thời gian uống liều tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không uống bù gấp đôi liều trong cùng một lúc.

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp về Lisonorm cũng như các cách hạ huyết áp không dùng thuốc khác, bạn có thể gọi cho các chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Lưu ý khi dùng Lisonorm để tránh tác dụng phụ

Sử dụng Lisonorm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như choáng váng, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn, phù, rối loạn giấc ngủ, vị giác, ù tai, đánh trống ngực… Hãy thông báo với bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy khác thường. Đồng thời bạn cần lưu ý một số điều khi sử dụng để giảm thiểu tác động xấu.

Cẩn trọng tương tác giữa Lisonorm và các thuốc khác

Dưới đây là danh sách những loại thuốc có thể tương tác với Lisonorm và gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc khiến tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng.

  • Các loại thuốc lợi tiểu giữ Kali (ví dụ: Spironolacton, amiloride).

  • Các chất bổ sung, làm tăng hàm lượng Kali như Heparin.

  • Các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc điều trị loạn thần (ví dụ: Aripiprazole hay Clozapine).

  • Thuốc gây mê.

  • Sử dụng rượu có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc.

  • Những loại thuốc ức chế miễn dịch như Corticosteroids, Allopurinol.

  • Các thuốc kháng Acid và thuốc cường giao cảm.

  • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Lưu ý: trên đây không phải tất cả những loại thuốc có thể tương tác với Lisonorm. Vì vậy, nếu được chỉ định sử dụng Lisonorm bạn hãy thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc mình đang sử dụng. 

Người bệnh có thể bị ho khi sử dụng Lisonorm

Người bệnh có thể bị ho khi sử dụng Lisonorm

Tránh dùng một số loại thực phẩm

Không ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trong quá trình dùng thuốc vì bưởi có thể làm tăng nồng độ của Lisonorm trong máu của bạn. Điều này dễ gây hạ áp quá mức và tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.

Chú ý các triệu chứng hạ huyết áp quá mức

Lisonorm có tác dụng hạ huyết áp tốt. Nhưng đôi khi điều này cũng khiến bạn bị tụt huyết áp. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo huyết áp của bạn đang thấp quá mức:

  • Hoa mắt, chóng mặt (đặc biệt khi thay đổi tư thế).

  • Xuất hiện cơn đau đầu dữ dội (có thể gây mất thăng bằng hoặc ngất).

  • Thân nhiệt giảm và cảm thấy lạnh.

  • Giảm tập trung, mắt mờ.

  • Cảm giác nôn nao, buồn nôn và mệt mỏi.

Lúc này, người bệnh cần được sơ cứu nhanh chóng để tránh các biến chứng như suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đây là những lưu ý về Lisonorm mà người bệnh tăng huyết áp nên biết trước khi sử dụng. Tuy nhiên, những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần đi khám để được bác sĩ tư vấn trực tiếp tình trạng bệnh cụ thể. 

BTV Đông Tây

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận