Tình trạng suy tim được đánh giá dựa trên mức độ hoạt động thể lực và triệu chứng cơ năng của bệnh nhân

Ở các độ trung bình và nặng (độ III và IV) khó thở có khi xuất hiện cả khi nằm buộc bệnh nhân phải ngồi suốt đêm.

Phan-loai-suy-tim-dua-tren-muc-do-hoat-dong-the-luc-va-cac-trieu-chung-co-nang-cua-benh-nhan

Phân loại suy tim dựa trên mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân

Tuy nhiên, một điều quan trọng là cần lưu ý, đó là mức độ nghiêm trọng triệu chứng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với chức năng tâm thất. Và mặc dù có một mối liên hệ rõ ràng giữa mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tỉ lệ tử vong nhưng các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ vẫn có thể có nguy cơ tương đối cao về khả năng nhập viện và tử vong. Bởi vì các triệu chứng bệnh có thể thay đổi nhanh chóng, ví dụ, một bệnh nhân ổn định chỉ đang ở giai đoạn suy tim nhẹ có thể đột nhiên trở nên khó thở lúc nghỉ ngơi do sự khởi đầu của bệnh loạn nhịp tim hay bệnh phù phổi cấp tính. Và bên cạnh đó, những bệnh nhân suy tim độ 4 lại có thể cải thiện triệu chứng nhanh chóng khi sử dụng thuốc hợp lý cùng với một chế độ ăn uốngluyện tập phù hợp.

Sự tăng lên của các triệu chứng chính là nguyên nhân làm tăng cao nguy cơ nhập viện và tử vong ở các bệnh nhân suy tim. Chính vì vậy việc cải thiện triệu chứng là rất quan trọng với bệnh nhân suy tim và đó cũng là một trong hai mục tiêu chính trong điều trị suy tim.

Ds. Thu Thảo

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận