4 phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả hiện nay
Điều trị bệnh mạch vành càng sớm, tuổi thọ của người bệnh càng cao
Điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị đầu tay được áp dụng trên hầu hết các trường hợp bị bệnh mạch vành. Để hiểu rõ hơn về từng loại thuốc điều trị bệnh mạch vành, bạn có thể tham khảo bảng thông tin dưới đây.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành
Hiện nay, việc sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh cây thuốc nam giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim mạch, cải thiện bệnh mạch vành và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch cho người bệnh mà không gây ra tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Dưới đây là một số cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành.
Đan sâm
Đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza, được biết đến là loại dược liệu lâu đời nhất được sử dụng để hỗ trợ tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành.
Đan sâm đã được chứng minh có tác dụng hiệu giãn động mạch vành hiệu quả, giảm thiểu tình trạng cơ tim thiếu oxy và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu trong ống nghiệm của Đại học Y Yamanashi Nhật Bản đã chứng minh rằng Đan Sâm có tác dụng tương đương với Verapamil - thuốc chẹn kênh calci được sử dụng trong điều trị bệnh mạch vành.
Đan sâm là thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Hoàng đằng
Hoàng đằng (tên khoa học Coscinium usitatum) chứa Berberin - hoạt chất có đặc tính chống viêm, giảm cholesterol xấu, tăng sự dẻo dai và đàn hồi cho thành mạch máu. Do đó, người bệnh tim mạch sử dụng Hoàng đằng trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện chức năng tim, ngăn ngừa rủi ro nhồi máu cơ tim từ cục máu đông và suy tim.
Tam thất
Tam thất (tên khoa học là Panax Notoginseng) có tác dụng tương tự như thuốc giãn mạch Nitroglycerin. Thành phần chính trong Tam thất gồm flavonoid, saponin và noto ginsenosid - những hoạt chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, giãn nở mạch máu, giảm hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch và bảo vệ tim mạch.
Bồ hoàng
Bồ hoàng (Typha Angustifolia L) có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả nhờ khả năng giảm mỡ máu, giãn mạch vành. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thảo dược này liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là đối với người đang sử dụng thuốc chống đông máu vì Bồ Hoàng có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc này.
Ngoài các cây thuốc nam kể trên, trong những năm gần đây các nhà khoa học đã phát hiện thêm một chiết xuất mới có khả năng tăng cường máu đến tim vượt trội cho người bệnh mạch vành. Đó là chiết xuất Thông Dahurian.
Không chỉ chống xơ vữa, giảm mỡ máu, chiết xuất này còn giúp bảo vệ các vi mạch - các mạch máu nhỏ chịu trách nhiệm trao đổi oxy và dưỡng chất nuôi cơ tim. Vì thế, bổ sung thêm chiết xuất Thông Dahurian sẽ giúp người bệnh mạch vành cải thiện lượng máu nuôi tim tốt hơn, từ đó giảm đau thắt ngực và phòng nhồi máu cơ tim.
Để tìm hiểu thêm về chiết xuất mới này, bạn hãy tham khảo bài viết “Bất ngờ về lợi ích của Thông Dahurian với người thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành”
Một số cách hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tại nhà khác
Người bệnh cần có kế hoạch hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành tại nhà phù hợp
Để cải thiện và sống chung khỏe mạnh với bệnh mạch vành, các biện pháp điều trị tại nhà là vô cùng quan trọng. Hãy kết hợp các cách kiểm soát bệnh tại nhà dưới đây để tăng hiệu quả điều trị bệnh mạch vành.
Kiểm soát các bệnh lý đi kèm
Các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hay đái tháo đường đều là yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng ở người bị bệnh mạch vành. Vì vậy, bạn cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này bằng cách thăm khám sức khỏe thường xuyên và tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Giữ lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ tim mạch tốt hơn. Cụ thể bạn cần:
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát cân nặng và cải thiện chức năng tim mạch. Ngoài ra, thể dục còn cải thiện các bệnh lý đi kèm khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường.
- Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh: Để tránh tình trạng thừa cân gây tăng nguy cơ xảy ra biến chứng, người bệnh cần kiểm soát cân nặng ở mức bình thường với chỉ số BMI từ 18,5 - 24,9.
- Giữ tinh thần thoải mái: Bạn cần hạn chế căng thẳng, stress kéo dài bằng các bài tập hít thở sâu hoặc yoga để giải tỏa áp lực.
- Sinh hoạt điều độ: Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh mạch vành.
- Hạn chế tối đa việc dùng các chất kích thích: thuốc lá, cà phê, bia, rượu... vì gây bất lợi trong việc cải thiện bệnh mạch vành.
Sử dụng thực phẩm tốt cho tim mạch
Vai trò của chế độ ăn trong điều trị bệnh mạch vành là rất quan trọng
Chế độ ăn tốt cho tim mạch sẽ là điều kiện thuận lợi để cải thiện bệnh và tăng tuổi thọ cho người bị bệnh mạch vành. Cụ thể, những thực phẩm mà người bệnh mạch vành nên ăn bao gồm:
- Rau củ có màu đỏ, xanh hoặc vàng đậm như: cam, cà chua, rau súp lơ, dưa hấu…
- Các loại hạt ( hạt chia, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó…) hoặc ngũ cốc nguyên hạt (bột yến mạch, gạo lứt...)
- Các loại dầu chiết xuất từ thực vật như dầu oliu, dầu đậu phộng (lạc)...
- Thực phẩm chứa làm lượng omega-3 dồi dào như: cá hồi, cá thu, cá mòi...
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh các loại thực phẩm như: thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và thiết lập chế độ ăn ít ngọt, ít muối. Lưu ý, ăn nhiều đường làm tăng mỡ máu nhanh hơn cả việc ăn chất béo.
Điều trị bệnh mạch vành bằng can thiệp phẫu thuật
Nếu việc điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả, phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. Dưới đây là một số phẫu thuật thường được dùng để điều trị bệnh mạch vành.
Nong mạch vành và đặt stent
Nong mạch vành và đặt stent là phương pháp sử dụng bóng và stent (ống kim loại) nhằm mục đích tái thông lòng mạch vành bị hẹp. Đây là phương pháp ít xâm lấn, có nhiều ưu điểm như:
- Chỉ cần gây tê tại chỗ, ít gây đau.
- Thời gian thực hiện ngắn, chỉ từ 45-120 phút.
- Thời gian nằm viện và hồi phục sau thủ thuật nhanh chóng.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng nhất định như: chảy máu, nhiễm trùng, bầm tím nơi luồn ống thông, tổn thương động mạch nơi chèn stent hay tổn thương mạch vành… Chưa kể đến chi phí của nong mạch vành và đặt stent cũng tương đối cao, dao động từ 40-100 triệu đồng/1 lần.
Hình ảnh minh họa cho thủ thuật nong mạch vành và đặt stent
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành cũng giúp lòng mạch tái thông và cải thiện được dòng máu nuôi dưỡng tim. Phương pháp này sử dụng một đoạn mạch vành khỏe mạnh của người bệnh để nối giữa nhánh động mạch vành bị hẹp với động mạch chủ. Tùy vào số lượng vị trí tắc hẹp mà sẽ có một hoặc nhiều cầu nối để tái thông lòng mạch. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành áp dụng trên người bệnh bị hẹp mạch vành tại nhiều vị trí và không thể thực hiện nong mạch và đặt stent.
Tái thông mạch vành bằng laser, sóng xung kích
Phương pháp này sử dụng laser hoặc sóng xung kích để tạo các kênh nhỏ xuyên qua cơ tim, từ đó giảm tình trạng thiếu máu cơ tim và cải thiện cơn đau thắt ngực. Tái thông mạch vành bằng laser, sóng xung kích được sử dụng khi người bệnh không thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật trên. Đây là phương pháp điều trị mới nên hiện tại chỉ được áp dụng trên một số bệnh viện lớn tại Việt Nam như: Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp Hà Nội…
Cấy ghép tim
Khi tim bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hoạt động một cách bình thường, người bệnh cần phải phẫu thuật ghép tim. Phương pháp này có chi phí đắt đỏ cũng như nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Đồng thời, người bệnh cần phải có một quả tim của người khỏe mạnh hiến tặng.
Lưu ý để điều trị bệnh mạch vành hiệu quả hơn
Những lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát bệnh mạch vành:
- Tuân thủ chặt chẽ điều trị: Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hay sử dụng các thuốc khác. Đồng thời, liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy thuốc không hiệu quả hoặc gây ra những triệu chứng bất thường.
- Thăm khám thường xuyên: Bệnh mạch vành thường diễn tiến âm thầm cho đến khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe thường xuyên là rất cần thiết để phát hiện chỉ số bất thường sớm và can thiệp kịp thời.
Bệnh mạch vành là căn bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, thay vì sống trong lo lắng và sợ hãi về căn bệnh này, bạn hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái. Bởi lẽ, bệnh mạch vành hoàn có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị để người bệnh có thể sống khỏe cũng như kéo dài tối đa tuổi thọ.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn rõ ràng về các phương pháp điều trị bệnh mạch vành. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng!
Nguồn tham khảo: mayoclinic, nhs.uk, smart-publications.co
Bình luận