Người bị rung tâm nhĩ cần giữ lối sống lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, tiểu đường, tránh stress… để phòng ngừa đột quỵ và  suy tim.

1. Dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ

Rung tâm nhĩ (AFib) là hình thức phổ biến nhất của chứng loạn nhịp tim – tim đập không đều. Với một số trường hợp,  rung tâm nhĩ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nó lại có thể là nguyên nhân của 45% các ca đột quỵ (do hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu). Đồng thời nó cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tim. Các triệu chứng của AFib có thể bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, khó thở và đau ngực, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim. Đừng chủ quan khi bạn cảm thấy trái tim của mình dường như có lúc nào đó "bỏ qua một nhịp" thường xuyên, hoặc gặp phải những triệu chứng AFib khác như trên. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Dung-bo-qua-cac-dau-hieu-canh-bao-cua-rung-tam-nhi
Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của rung tâm nhĩ

2. Kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ cao hơn khoảng 5 khi bạn bị rung tâm nhĩ.  Khi bị tiểu đường và huyết áp, bạn cần áp dụng chế độ ăn thức ăn ít đường và muối để kiểm soát trọng lượng của mình, đồng thời kiểm soát đường máu và huyết áp, từ đó sẽ giảm nguy cơ biến chứng AFib.

 3. Chế độ ăn tốt cho tim

Áp dụng một chế độ ăn uống ít đường tinh chế, ít chất béo chưa chuyển hóa và Natri sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp của bạn. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các chất xơ có lợi cho tim. Có thể bổ sung chất béo lành mạnh cho tim, như cá hồi chứa omega-3, thịt bò đỏ... hoặc ăn các loại thức ăn giàu protein khác, như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt thay vì carbohydrate tinh chế.

4. Bỏ thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc dù ở hiện tại hay trước đây đều làm tăng nguy cơ phát triển chứng rung tâm nhĩ. Thêm vào đó, hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bỏ thuốc lá để đảm bảo bạn sống một cuộc sống khỏe mạnh. Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc lá - chẳng hạn như các bản vá nicotin, kẹo cao su….

5. Chú ý khi sử dụng thuốc chống đông máu

Sau khi được chẩn đoán rung nhĩ, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đột quỵ. Các thuốc chống đông máu có thể tương tác với một số thức ăn hoặc các loại thuốc khác. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn, những loại thực phẩm nào cần phải tránh trong khi dùng thuốc.

6. Hạn chế rượu và các chất kích thích

Một ly rượu vang trong bữa ăn có thể sẽ rất tốt cho hầu hết mọi người bị rung nhĩ. Nhưng nếu để tình trạng uống rượu nhiều và uống rượu say xảy ra, nó sẽ liên quan trực tiếp đến việc gia tăng chứng rối loạn nhịp tim, thậm chí ngay ở những người có trái tim khỏe mạnh. Với các trường hợp rung tâm nhĩ, bạn cần phải tránh các chất kích thích (chú ý như thuốc làm thông mũi chứa pseudoephedrine cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn).

7. Đừng lạm dụng cafe

Trước kia, các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị rung tâm nhĩ không bao giờ uống cà phê. Nhưng trong các nghiên cứu gần đây cho thấy cà phê dường như không có liên kết với nhiều đợt rung nhĩ. Tuy nhiên, uống quá nhiều caffein có thể làm tăng huyết áp của bạn – điều mà bạn muốn tránh khi bị rung tâm nhĩ. Vì vậy chỉ nên sử dụng caffein ở mức vừa phải.

Nguoi-rung-tam-nhi-nen-van-dong-thuong-xuyen
Người rung tâm nhĩ nên vận động thường xuyên

8. Vận động cơ thể thường xuyên

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh tim. Nhưng tập thể dục quá sức đôi khi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rung nhĩ. Nên có tư vấn từ bác sĩ về những loại hình, chương trình tập thể dục tốt nhất cho bạn. Nên bắt đầu vận động một cách từ từ. Các chuyên gia khuyên rằng đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày là phương pháp rất tốt cho sức khỏe.

9. Giữ cơ thể khỏi các bệnh cúm, viêm phổi

Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh cúm thông thường hoặc viêm phổi có nguy cơ gây đau tim. Vì vậy khi bạn đang phải sống chung với rung tâm nhĩ, không nên để cơ thể rơi vào trạng thái mất sức đề kháng dẫn tới bị cúm hay viêm phổi.

10. Giảm căng thẳng

Stress cấp tính có thể gây ra cơn loạn nhịp tim khi bạn có rung nhĩ. Và căng thẳng mãn tính thường dẫn đến thói quen không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu nhiều - cả hai đều rất hại cho tim. Thay vào đó, hãy thử tập yoga để kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy yoga có thể làm giảm tần suất các cơn rung nhĩ tới 50%.

DS. Đông Tây
Trích nguồn: http://www.webmd.com/heart

Bình luận