Thuốc chống đông máu còn gọi là thuốc làm loãng máu, giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông (huyết khối). Trong hầu hết các bệnh tim mạch, thuốc chống đông đóng vai trò quan trọng để giúp duy trì tuần hoàn máu và phòng chống nguy cơ đau tim, đột quỵ não do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch làm cản trở dòng chảy của máu về tim và đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Thuốc chống đông là chỉ định dùng bắt buộc khi thay van tim

Thuốc chống đông máu được sử dụng ngay sau khi phẫu thuật thay van tim. Vì sau phẫu thuật bạn có nguy cơ cao bị cục máu đông gây kẹt van tim.

Nhóm heparin - thuốc chống đông được sử dụng phổ biến cho bệnh van tim

Nhóm heparin - thuốc chống đông được sử dụng phổ biến cho bệnh van tim

Một số thuốc chống đông được sử dụng cho bệnh van tim như:

- Nhóm warfarin – biệt dược là Coumadin
- Nhóm heparin: Enoxaparin – biệt dược Levonox (trọng lượng phân tử thấp) và heparin không phân đoạn hay còn gọi là heparin tự nhiên.

Nếu bạn thay van tim bằng một van cơ học (làm bằng kim loại hoặc nhựa), bạn sẽ phải uống thuốc chống đông warfarin (Coumadin) cho phần thời gian còn lại của cuộc sống.

Nếu bạn được thay van với một van sinh học (làm bằng mô động vật), bạn có thể chỉ phải dùng warfarin cho một vài tháng sau khi phẫu thuật. Tiếp đó, bạn có thể được chỉ định uống aspirin với liều nhỏ mỗi ngày.

Thông thường các thuốc chống đông ở dạng tiêm như Heparin được sử dụng trước vì nó phát huy tác dụng nhanh, sau vài ngày thuốc uống mới được dùng thay thế thuốc tiêm. Do thuốc đông máu dễ gây xuất huyết khi dùng quá liều, nên thuốc dạng viên và dạng tiêm sẽ không được phối hợp cùng nhau.

Tác dụng phụ của thuốc chống đông bạn cần biết

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thấy những tác dụng phụ, hoặc họ có thể đối phó với chúng, nhưng đó là với thuốc điều trị bệnh thông thường.

Còn với thuốc chống đông, liều điều trị và liều gây nguy hiểm ở ranh giới rất mỏng manh. Nhưng không vì thế mà bạn không dùng thuốc chống đông. Về cơ bản, khi kê thuốc cho bạn, các bác sỹ cũng đã cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Trong quá trình dùng thuốc bạn cần chú ý, nếu tác dụng phụ của thuốc trở nên trầm trọng, bạn cần phải thông báo cho báo sỹ điều trị. Bạn không được bỏ thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc, bạn cần biết:

- Dị ứng: Khi dị ứng thuốc bạn có thể gặp một hay nhiều các dấu hiệu: Khó thở; Phù nề mặt, môi, lưỡi, thanh quản; nổi mề đay trên da.

- Chảy máu (xuất huyết):

• Xuất huyết não: Đau đầu đột ngột, dữ dội không giống như các cơn đau đầu thông thường trước đây. Bạn cần gọi cấp cứu khẩn cấp trong tình huống này để tránh rủi ro.
• Chảy máu bất thường, chẳng hạn như: Chảy máu cam; chảy máu âm đạo mà chưa đến chu kỳ kinh nguyệt; phân có màu đen như bã cà phê, hoặc chảy máu tươi ở trực tràng, có máu trong nước tiểu. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ ngay với bác sỹ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nếu bạn bị thương, bạn cần dùng áp dụng áp lực để cầm máu như đè ngón tay lên vết thương hoặc sử dụng dụng cụ để cầm máu. Trong trường hợp bạn không tự sơ cứu được hoặc mất nhiều thời gian mới có thể cầm được máu, bạn cần đến sự trợ giúp của các cơ sở y tế gần nhất để tránh trụy tim mạch do mất máu.

- Phản ứng tại vị trí tiêm heparin: Thường gặp đau, kích ứng, bầm tím tại vị trí tiêm

- Tác dụng phụ của warfarin: Có thể gặp dị ứng sau khi uống thuốc

Hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống đông

Thức ăn giàu vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông

Thức ăn giàu vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông

Để hạn chế nguy cơ xuất huyết do thuốc chống đông, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Làm xét nghiệm máu mỗi lần tái khám

- Ngăn ngừa té ngã và chấn thương.

- Không nên sử dụng thực phẩm giàu vitamin K, vì nó giảm tác dụng phụ của thuốc kháng đông. Các loại thực phẩm giàu vitamin K: Các loại rau xanh như cải xoăn, cải bắp, rau bina, củ cải xanh, củ cải Thụy Sĩ, mù tạt xanh, rong biển, rau củ cải, rau diếp và rau diếp quăn.

- Hãy cho bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc và các loại vitamin khác mà bạn đang sử dụng. Trong nhiều loại vitamin tổng hợp đều có chứa một lượng nhỏ vitamin K.

Sử dụng lâu dài của heparin không được khuyến khích vì làm tăng nguy cơ loãng xương.

Những lưu ý ở phụ nữ nữ khi dùng thuốc kháng đông

- Không uống warfarin nếu bạn đang mang thai. Warfarin có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai. Nếu bạn đang dùng warfarin, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa mang thai.

- Nếu bạn có kế hoạch mang thai: Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bạn và bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc mà bạn sẽ sử dụng thay thế thuốc chống đông trong khi cố gắng để có thai.

Kiểm tra định kỳ để điều chỉnh liều lượng thuốc chống đông

Khi bạn thay van tim, bạn cần sử dụng suốt đời với thuốc chống đông. Vì thế, việc chăm sóc tiếp theo là một phần quan trọng trong điều trị và an toàn của bạn. Hãy chắc chắn để thực hiện đúng các chỉ định của bác sỹ và không bỏ qua bất cứ kỳ xét nghiệm nào. Đồng thời, bạn cần liên lạc ngay với bác sỹ khi có vấn đề bất thường. Bạn cũng cần lưu giữ tất cả các kết quả thăm khám, xét nghiệm, các đơn thuốc đã sử dụng và danh sách các thuốc đang dùng, để thuận tiện cho bác sỹ theo dõi  kết quả điều trị của bạn xuyên suốt quá trình.

Trích nguồn: http://www.webmd.com/

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận