Huyết áp là một chỉ số sức khỏe quan trọng cần được kiểm soát chặt chẽ để phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Vậy cụ thể huyết áp là gì? Khi nào là huyết áp cao, huyết áp thấp? Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về huyết áp trong bài viết dưới đây.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là số đo về  áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch.
Huyết áp có thể bị tác động và thay đổi bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, thời tiết, cảm xúc, chế độ ăn uống, lối sống lười vận động, hút thuốc lá, dùng rượu bia…
Chỉ số huyết áp có đơn vị là mmHg và được cấu thành bởi 2 thành phần bao gồm:

  • Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim đang co bóp.
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu lên thành động mạch trong thời kỳ tim giãn.

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch.webp

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch

Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp

Ở người lớn khỏe mạnh thì sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu giao động từ 90 - 140 mmHg, tối ưu ở 120 mmHg và huyết áp tâm trương giao động từ 60 - 90 mmHg, tối ưu ở 80mmHg.
Bạn sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp đo trong 2 lần thăm khám liên tiếp có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Ngoài ra nếu giá trị đo nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền tăng huyết áp. Với người bị tiền tăng huyết áp nếu không cải thiện sớm thì sẽ có nguy cơ phát triển thành tăng huyết áp thật sự cũng như các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…
Bên cạnh đó nếu huyết áp tâm thu của bạn dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg thì sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp. Huyết áp thấp đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu não, thiếu máu cơ tim, gây chấn thương do ngã… cần được điều trị và phòng ngừa sớm.

Huyết áp cao trên 14090 mmHg có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch nguy hiểm.webp

Huyết áp cao trên 140/90 mmHg có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch nguy hiểm

Tầm quan trọng của việc đo huyết áp thường xuyên 

Đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp người bệnh nhận ra những bất thường về sức khỏe từ đó có các phòng ngừa sớm và điều trị kịp thời.
Điển hình như với bệnh tăng huyết áp, hầu hết mọi người không biết bản thân mình mắc bệnh vì tăng huyết áp thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng. Các triệu chứng của tăng huyết áp như đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, loạn nhịp tim… chỉ xuất hiện khi người bệnh bắt đầu có tổn thương và có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận. Vì thế chuyên gia khuyến cáo, người cao tuổi và người có nguy cơ tăng huyết áp (thừa cân, béo phì, hút thuốc…) cần đo huyết áp thường xuyên để phát hiện và phòng ngừa sớm bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra đo huyết áp cũng giúp phát hiện huyết áp thấp và phòng ngừa các bệnh lý gây hạ huyết áp như suy tim, nhiễm trùng, mất nước… 

Đo huyết áp thường xuyên để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tim mạch.webp

Đo huyết áp thường xuyên để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cách đo huyết áp đúng cách

Chuẩn bị trước khi đo huyết áp: Bạn cần nghỉ ngơi 5 - 10 phút trước khi đo, tránh xúc động, giận dữ. Không đo huyết áp sau khi ăn no hoặc quá đói, mệt mỏi. Không được sử dụng những chất kích thích trước khi đo huyết áp như cafe, hút thuốc, uống rượu bia. Không nên mặc quần áo quá chật. Nếu tự đo huyết áp thì bạn nên đo vào buổi sáng sớm, cố định thời gian đo trong ngày.

Tư thế đo huyết áp: Huyết áp thường được đo khi bạn ngồi, cánh tay duỗi thẳng trên bàn. Cẳng tay hơi gấp lại để có cùng độ cao ngang tim. Kéo tay áo lên trên để trần cánh tay.

Tiến hành đo huyết áp:

- Quấn túi hơi của máy đo huyết áp quanh cánh tay. Vị trí túi hơi được đặt sao cho mép dưới của nó cách khuỷu tay khoảng 2,5cm.
- Đặt ống nghe tại vị trí động mạch cánh tay. Không được chạm ống nghe vào túi hơi hay bất cứ vật gì khác. Đóng van của bóng bơm cao su, bóp hơi đến khi áp lực vượt hơn huyết áp tâm thu bình thường khoảng 30 mmHg thì dừng lại. 
- Xả hơi từ từ (tốc độ từ 2-3 mmHg/nhịp đập). 
- Nghe và ghi lại chỉ số huyết áp với tiếng mạch đập đầu tiên thì đây chính là trị số huyết áp tâm thu (số trên) và thời điểm bắt đầu không còn nghe tiếng mạch đập. Đây chính là trị số huyết áp tâm trương (số dưới).
- Việc đo huyết áp có thể được thực hiện 2-3 lần để lấy giá trị trung bình.

Cách đo huyết áp.webp

Cách đo huyết áp

Hiện nay đã có các máy đo huyết áp điện tử dễ thực hiện, đơn giản, không cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế nên người bạn có thể chủ động hơn trong việc đo huyết áp hằng ngày.

Lưu ý khi đo huyết áp 

Một lần đo cho kết quả huyết áp cao chưa hẳn là bạn bị cao huyết áp. Hoặc ngược lại, một lần đo huyết áp cho kết quả bình thường không có nghĩa là bạn không bị cao huyết áp. Vì thế bạn cần phải theo dõi huyết áp hằng ngày, nếu nhiều ngày liên tiếp chỉ số đều cao thì bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh tăng huyết áp.
Một số trường hợp đo huyết áp tại nhà chính xác hơn đo tại phòng khám do một số bệnh nhân thường bị lo lắng khi được bác sĩ thăm khám (tăng huyết áp áo choàng trắng).
Đo và kiểm soát huyết áp rất quan trọng đặc biệt với đối tượng là người cao tuổi, có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch. Vì thế bạn hãy đo huyết áp thường xuyên kết hợp với lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên để có một sức khỏe tim mạch tốt nhất nhé. 
Nếu bạn còn băn khoăn cần giải đáp, hãy bình luận phía bên dưới, chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn sớm nhất.

(Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ - NIH)

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận