Tại Hoa Kỳ, cồn (rượu) là thành phần xuất hiện ở hầu hết các loại thức uống cho cả nam và nữ, thuộc tất cả các chủng tộc khác nhau, và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cơ tim giãn, gọi là bệnh cơ tim do rượu. Tình trạng này đặc trưng bởi sự gia tăng khối lượng cơ tim, giãn nở các buồng tâm thất, và mỏng thành tâm thất. Những thay đổi về chức năng thất có thể phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh, ví dụ rối loạn chức năng tâm trương thường gặp ở giai đoạn bệnh cơ tim do rượu không triệu chứng, còn rối loạn chức năng tâm thu lại xả ra phổ biến ở những người có triệu chứng của bệnh cơ tim.

Tại Hoa Kỳ, cồn (rượu) là thành phần xuất hiện ở hầu hết các loại thức uống cho cả nam và nữ, thuộc tất cả các chủng tộc khác nhau, và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cơ tim giãn, gọi là bệnh cơ tim do rượu. Tình trạng này đặc trưng bởi sự gia tăng khối lượng cơ tim, giãn nở các buồng tâm thất, và mỏng thành tâm thất. Những thay đổi về chức năng thất có thể phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh, ví dụ rối loạn chức năng tâm trương thường gặp ở giai đoạn bệnh cơ tim do rượu không triệu chứng, còn rối loạn chức năng tâm thu lại xả ra phổ biến ở những người có triệu chứng của bệnh cơ tim.  

Vì sao uống nhiều rượu gây suy tim

Mặc dù nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, uống rượu có độ cồn nhẹ với số lượng vừa phải sẽ mang lại một số lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhưng nhiều bằng chứng khác đã làm sáng tỏ việc tiêu thụ rượu với số lượng lớn trên 90 g rượu mỗi ngày (tương đương với 150ml rượu vang 12 độ hoặc 44 ml rượu mạnh 40 độ hoặc 5 -6 lon bia), trong khoảng thời gian lớn hơn 5 năm có nguy cơ cho sự phát triển của bệnh cơ tim giãn không triệu chứng. Các triệu chứng suy tim sau này dần được bộc lộ rõ hơn khi cấu trúc tim bị thay đổi, dẫn đến làm thay đổi chức năng tim và suy tim. Một số thay đổi của cơ tim có thể gặp ở người nghiện rượu lâu ngày bao gồm giãn thất trái, tăng khối cơ thất trái, và giảm độ dày của thành tâm thất trái. Điều này cho thấy, rượu tác động trực tiếp gây đầu độc cơ tim chứ không phải gián tiếp như những bằng chứng của những thập niên trước cho rằng, khi uống quá nhiều rượu sẽ gây thiếu hụt vitamin B1 và từ đó dẫn đến suy tim.

Cơ chế của rượu gây suy tim rất phức tạp, trong đó có một phần liên quan đến yếu tố di truyền (gen chuyển hóa rượu). Nhưng về cơ bản các nhà khoa học nhận thấy có 3 lý do chính từ rượu gây bệnh cơ tim, đó là:

-    Rượu là ethanol khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là chất gây độc và tác động trực tiếp lên cơ tim.

-    Rượu tạo ra nhiều gốc tự do, gây stress oxy hóa tế bào, gây viêm làm tổn hại đến các tế bào cơ tim, khiến mô cơ tim bị xơ hóa và giãn ra.

-    Rượu tác động xấu đến quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào cơ tim, làm tăng tích tụ chất béo xấu tại tim và làm rối loạn chức năng tim.

-    Rượu cũng là nguyên nhân gây co thắt động mạch vành, phá vỡ màng tế bào, từ đó thúc đẩy sự tổn thương, gây thiểu năng mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Khi cơ tim giãn, lưu lượng máu chứa oxy và các chất dinh dưỡng không thể duy trì được ở mức độ bình thường. Với những trường hợp bệnh suy tim nặng do rượu, bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể, gây hại cho các mô và các cơ quan khác nhau.

 Lạm dụng rượu bia có thể gây hại cho trái tim

Lạm dụng rượu bia có thể gây hại cho trái tim

Rối loạn chức năng cơ tim do rượu dẫn đến suy tim thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 35 – 55 tuổi, những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia trong thời gian dài. Tình trạng này xảy ra tương tự ở nữ giới nếu họ dùng rượu thường xuyên. Bệnh cơ tim do rượu có thể bị nhầm lẫn với bệnh cơ tim giãn vô căn nếu bác sỹ không biết bệnh nhân có tiền sử uống rượu trong thời gian dài.

Triệu chứng nhận biết suy tim do rượu

Dấu hiệu của căn bệnh này rất khó nhận biết khi ở giai đoạn đầu. Một số triệu chứng không rõ ràng có thể báo trước tình trạng suy tim ở những người nghiện rượu là:

-    Sưng mắt cá chân, bàn chân hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể.

-    Thức giấc trong đêm với những cơn khó thở ngắn

-    Khó thở khi nằm xuống, đánh trống ngực

-    Ho có dịch nhầy, có thể có máu

-    Tiểu ít trong ngày, tiểu đêm

-    Mệt mỏi, suy nhược cơ thể và cảm thấy yếu ớt

-    Mất cảm giác ăn ngon,

-    Sưng phù ở nhiều vị trí khác trên cơ thể

-    Khó thở khi vận động gắng sức

Xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn chức năng cơ tim do rượu

Thông thường, người bệnh tim mạch có thể được chỉ định thực hiện một bài kiểm tra thể lực hoặc xét nghiệm để phát hiện suy giảm chức năng cơ tim, suy tim:

-    Siêu âm tim để phát hiện thể tích của trái tim tăng lên, van tim bị rò rỉ, giảm hiệu quả bơm máu.

-    Điện tâm đồ cho thấy dấu hiệu của tim to và bất thường nhịp tim, rối loạn nhịp tim.

-    Thông tim và chụp động mạch vành để loại bỏ nguyên nhân gây suy tim là do tắc nghẽn động mạch vành.

-    Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp CT lồng ngực để phát hiện tim giãn nở, tích tụ dịch ở trong phổi, giảm chức năng tim.

Các triệu chứng đặc trưng khác của giảm chức năng cơ tim này bao gồm:

-    Âm thanh lạ của tim, phổi (tiếng thổi tim, tiếng ran rít ở phổi)

-    Sưng mắt cá chân, sưng tĩnh mạch cổ

-    Gan to

-    Nhịp tim nhanh hoặc tim đập không đều

-    Tụt huyết áp, tăng cân nhanh chóng

Nếu bạn là người uống rượu thường xuyên và có các biểu hiện trên thì hãy sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch và từ bỏ rượu để tránh tình trạng tiến triển trầm trọng thành suy tim.

Hạn chế rượu, bia để bảo vệ trái tim

Hạn chế rượu, bia để bảo vệ trái tim

Điều trị bệnh cơ tim và suy tim do rượu

-    Với bệnh nhân tim mạch, thay đổi lối sống là yêu cầu bắt buộc hàng đầu. Các thay đổi cần thực hiện bao gồm ăn hạn chế muối, dầu mỡ động vật, thịt đỏ, không nên uống quá nhiều nước. Đồng thời nân tăng cường rau xanh, chất xơ, cá, ngũ cốc… Người mắc suy tim do rượu cần ngưng uống rượu hoàn toàn bởi rượu chính là tác nhân gây suy tim đối với họ.

-    Một số thuốc điều trị suy tim đang được sử dụng phổ biến hiện nay là:

+ Thuốc ức chế men chuyển để làm giảm huyết áp

+ Thuốc chẹn beta giao cảm làm giảm nhịp tim và huyết áp

+ Thuốc lợi tiểu (furosemid và spironolactone)

-    Với những người bệnh bị suy tim sung huyết hoặc suy tim nặng, họ cần được cấy máy khử rung tim dưới da (ICD) hoặc máy tạo nhịp để cải thiện các triệu chứng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thiết bị duy nhất có cả hai tính năng là tạo nhịp và khử rung tim.

-    Các trường hợp suy tim nặng, chức năng tim không còn khả năng hồi phục, người bệnh có thể được ghép tim.

Nếu bạn hoặc người nhà có thói quen uống rượu lâu năm và xuất hiện các triệu chứng sau đây thì nên gọi cấp cứu ngay lập tức:

-    Dấu hiệu điển hình của suy tim hoặc bệnh cơ tim: mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở…

-    Được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim do rượu và các triệu chứng không cải thiện sau khi điều trị

-    Ngất xỉu

-    Đánh trống ngực, đau tức ngực nặng.

Không chỉ rượu, khói thuốc lá, đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu, thực phẩm chế biến sẵn cùng với thói quen lười vận động đang dần đe dọa tới độ dẻo dai của cơ tim, sức khỏe tim mạch nói chung. Và suy tim lại là cái kết tất yếu của lối sống không lạnh mạnh, kết hợp với một vài yếu tố di truyền và bệnh mắc kèm khác. Nếu bạn muốn tránh xa cái kết nhọc nhằn này, trước tiên hãy học cách từ bỏ rượu bia và thay đổi chính bản thân mình từ những thói quen nhỏ nhất trong ăn uống, luyện tâp…

 

Trích nguồn:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov
http://www.ncbi.nlm.nih.gov

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận