Trong cuộc đời của mỗi người, chắc hẳn đều có ít nhất một lần từng trải qua cơn đau thắt ngực. Đó có thể chỉ là cơn đau nhói thoáng qua nhưng đôi khi lại khiến bạn có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội ở trong lồng ngực. Vậy nó có phải là một cơn nhồi máu cơ tim hay là một bệnh lý nào khác? Bài viết sau sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề và một vài gợi ý về cách phân biệt các loại đau thắt ngực khác nhau.
Trong cuộc đời của mỗi người, chắc hẳn đều có ít nhất một lần từng trải qua cơn đau thắt ngực. Đó có thể chỉ là cơn đau nhói thoáng qua nhưng đôi khi lại khiến bạn có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội ở trong lồng ngực. Vậy nó có phải là một cơn nhồi máu cơ tim hay là một bệnh lý nào khác? Bài viết sau sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề và một vài gợi ý về cách phân biệt các loại đau thắt ngực khác nhau.

Đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng thiếu máu và hoại tử của một vùng cơ tim do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch nuôi máu cho tim. Dấu hiệu đặc trưng nhất đối với cơn nhồi máu cơ tim là những cơn đau thắt ngực dữ dội có thể dẫn đến sốc, thời gian thường trên 20 phút hoặc kéo dài hàng giờ đồng hồ mà không đáp ứng với thuốc giãn động mạch vành, đây được coi là trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau thắt ngực, chẳng hạn như: Suy tim sung huyết, phù phổi cấp, thuyên tắc mạch ngoại vi…

Dau-that-nguc-do-nhoi-mau-co-tim-la-nhung-con-dau-du-doi-bop-nghet-long-nguc
Đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim là những cơn đau dữ dội, bóp nghẹt lồng ngực

Các nguyên nhân gây đau thắt ngực khác ngoài nhồi máu cơ tim

Mỗi năm có hàng triệu người bị đau thắt ngực phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu, nhưng chỉ có 20% trong số họ được chẩn đoán là cơn nhồi máu cơ tim cấp hoặc đau thắt ngực không ổn định. Một số trường hợp còn lại có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác cũng nguy hiểm không kém, chẳng hạn như: 

- Đau thắt ngực do tắc động mạch phổi bởi cục máu đông, viêm màng phổi: Đột ngột khó thở nhanh, nông xuất hiện cùng lúc với đau thắt ngực, ho ra máu

- Đau thắt ngực do bóc tách động mạch chủ cấp tính: Đau thắt ngực đột ngột dữ dội lan ra sau lưng.

- Đau do co thắt thực quản: Acid dịch vị có thể bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây co thắt và đau vùng ngực, đôi khi cảm giác bỏng rát, khó chịu giống như một cơn đau ở tim. Tình trạng này có thể được thuyên giảm nếu dùng thuốc giảm đau thắt ngực.

- Hội chứng trái tim tan vỡ cũng xuất hiện với cơn đau thắt ngực dữ dội, khó thở và rất dễ nhầm tưởng thành cơn đau do nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên nguyên nhân là do căng thẳng, chấn động tâm lý quá mức sau một cú sốc tinh thần hoặc vui, buồn đột ngột,… 

 - Đau thắt ngực không điển hình lầm tưởng với bệnh cấp cứu ngoại khoa như: viêm đường mật cấp có thể đau giống nhồi máu cơ tim kèm đau hạ sườn phải, sốt,…; Hoặc viêm tụy cấp, đau thượng vị nhầm lẫn nhồi máu cơ tim vùng dưới, tính chất liên quan ăn uống, nôn ói nhiều.

Ngoài ra, đau thắt ngực cũng có thể do đau cơ bắp, đau khớp ở vùng ngực gây nên.

Cách tự nhận biết và phân biệt các cơn đau thắt ngực

Bảng thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt giữa những cơn đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim và bệnh lý khác không phải tại tim

Các loại đau thắt ngực

Đặc điểm

Đau thắt ngực – Dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực do bệnh lý khác không phải bệnh tim

Thời gian thường xuất hiện trong ngày

Buổi sáng

Cuối ngày

Cảm nhận khi bị đau

- Cơn đau thường rất khó tả, đau “sâu” phía trong ngực. Cảm giác đau thắt, chèn ép, đè nặng, như có kim châm

- Vị trí: Thường sau xương ức, ít khi đau một điểm mà theo một vùng giữa ngực, có thể lan lên cằm, cổ, hàm, hoặc cánh tay trái và ra sau lưng. Khó có thể chỉ đích xác chỗ đau.

- Dấu hiệu kèm theo: khó thở, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, toát mồ hôi lạnh, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn...

- Cơn đau thường rõ nét và dễ dàng trỏ được đến vị trí đau ở một bên cơ thể, không lan rộng.

- Dấu hiệu khác kèm theo: ho, khó thở, nhịp thở nhanh,…

Yếu tố khởi phát cơn đau

- Đau thường là trước khi gắng sức, đặc biệt là trên chuyển động cánh tay như mang theo một chiếc cặp, khuân vác vật nặng.

- Khi gặp thời tiết lạnh hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột.

- Với mỗi bệnh sẽ có yếu tố khởi phát khác nhau. Ví dụ đau do co thắt thực quản xuất hiện sau khi ăn, đặc biệt là những đồ chiên rán.

Thời gian đau

- Vài phút hoặc kéo dài trên 20 phút. Nếu càng gắng sức thì thời gian kéo dài càng lâu.

- Có thể đến và đi rất nhanh, thoáng qua trong một vài giây. Hoặc nó có thể kéo dài vài giờ

Làm gì để giảm đau?

- Nếu là đau thắt ngực ổn định thì cơn đau nhanh chóng giảm khi nghỉ ngơi, dừng gắng sức hoặc dùng thuốc ngậm nitrat. Tình trạng đau có thể tồi tệ hơn khi nằm xuống, do đó nên ngồi theo tư thế dựa lưng.

- Nếu là đau thắt ngực không ổn định thì gần như không đáp ứng với thuốc. Hãy gọi cấp cứu ngay vì cơn nhồi máu cơ tim đang đe dọa tính mạng!

- Gắng sức hoặc tập thể dục có thể ngăn chặn được cơn đau này. 

- Hoặc dùng thuốc giảm đau đơn giản: aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen. 

Chuyên gia tim mạch chẩn đoán cơn đau thắt ngực như thế nào?

Những manh mối quan trọng nhất về nguồn gốc của cơn đau thắt ngực chính là tiền sử bệnh tật và yếu tố gia đình của người bệnh như tuổi, giới, nghề nghiệp… Chẳng hạn như một vận động viên thể hình nâng tạ bị đau thắt ngực ở tuổi 25, các bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân là do đau cơ bắp vùng ngực. Nhưng với một người đàn ông nghiện thuốc lá nặng 55 tuổi với bệnh cao huyết áp, cholesterol máu cao thì anh ta có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch vành.

Nguyen-nhan-con-dau-that-nguc-duoc-phat-hien-qua-dien-tam-do
Nguyên nhân cơn đau thắt ngực được phát hiện qua điện tâm đồ

Do vậy, nếu bạn có một trong những yếu tố nguy cơ như: Huyết áp cao, Cholesterol máu cao, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, tiểu đường, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sớm. Hãy cẩn trọng với những cơn đau thắt ngực và nên tới cơ sở chuyên khoa tim mạch sớm để được thăm khám kịp thời, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơn nhồi máu cơ tim cấp. Lúc này, cùng với các biện pháp xét nghiệm cần thiết như siêu âm tim, điện tâm đồ gắng sức,.. các chuyên gia tim mạch sẽ dễ dàng phát hiện ra những bất thường về cấu trúc hay nhịp tim, nhờ đó sẽ có những can thiệp và điều trị sớm để giúp trái tim của bạn luôn khỏe mạnh.
 
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

http://lowngroup.org

http://www.health.harvard.edu

Bình luận