Cầu cơ mạch vành là dị dạng tim bẩm sinh hiếm gặp, có thể gây thiếu máu cơ tim nhưng rất khó phát hiện. Vì vậy, bạn cần nắm rõ thông tin về bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn. 

Bệnh cầu cơ mạch vành là gì? 

Cầu cơ mạch vành (hay cầu cơ tim) là một dị dạng bẩm sinh tim rất ít gặp, xảy ra khi một đoạn động mạch vành luồn sâu vào trong lớp cơ thay vì đi trên bề mặt quả tim. 

Đoạn mạch này có thể bị chèn ép trong thời kỳ tâm thu (cơ tim bóp), từ đó ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới tim và làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, thiếu máu cục bộ cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, rối loạn chức năng thất trái, loạn nhịp tim…

Bệnh cầu cơ động mạch vành thường gặp ở nam giới, trẻ hơn 5 - 10 tuổi so với độ tuổi thường mắc bệnh động mạch vành. Có đến 5% người bình thường gặp phải dị tật này.

Hình ảnh mô tả cầu cơ trong bệnh mạch vành

Hình ảnh mô tả cầu cơ trong bệnh mạch vành

Dấu hiệu của bệnh cầu cơ mạch vành  

Cầu cơ mạch vành thường ít gây ra triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu (người bệnh dưới 30 tuổi). Theo thống kê, có đến hơn 30% trường hợp cầu cơ tim không có triệu chứng, ngay cả khi người bệnh đã bắt đầu bị thiếu máu nuôi tim. Nguyên nhân là do khi này cơ tim nằm trên dải cầu cơ vẫn đàn hồi tốt nên không chèn ép quá nhiều vào đoạn mạch vành này.

Các biểu hiện của bệnh thường chỉ bộc lộ khi người bệnh cao tuổi hay có kèm hẹp động mạch vành > 50%. Khi này, người bệnh đặc biệt là ở nam giới sẽ có cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực có thể kiểu bóp nghẹt, đau thắt, đè nặng vùng ngực trái (đau thắt ngực điển hình) hoặc chỉ là cảm giác ngực không thoải mái, tức nặng vùng trước tim, tê tay trái, nghẹt thở, ho (đau thắt ngực không điển hình). 

Ngoài ra, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác của thiếu máu cơ tim như khó thở, thở hụt hơi, tim đập nhanh, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chóng mặt, buồn nôn, đau ở cánh tay/hàm…. 

Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến mức độ đè ép đoạn cầu cơ mạch vành trong thời kỳ tâm thu và mức độ giãn nở thời kỳ tâm trương, bao gồm: chiều dài, chiều dày, vị trí cầu cơ, có hay không có phì đại thất trái… Ví dụ đoạn cầu cơ càng dài, càng dày càng hay gây ra các triệu chứng thiếu máu cơ tim. Các dấu hiệu này thường tăng nặng khi người bệnh làm việc gắng sức (mang vác vật nặng, leo cầu thang…), căng thẳng, lo lắng hoặc thay đổi thời tiết. 

Nam giới bị cầu cơ mạch vành thường có triệu chứng rõ ràng hơn nữ giới 

Nam giới bị cầu cơ mạch vành thường có triệu chứng rõ ràng hơn nữ giới 

Bệnh cầu cơ tim có nguy hiểm không?  

Theo Gs. Phạm Gia Khải cầu cơ mạch vành đơn thuần hầu như không gây nhồi máu cơ tim hoặc có thì tỷ lệ cũng rất thấp. Như vậy, đây được xem dị dạng tim bẩm sinh lành tính và thường ít gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh chỉ gây ra các tình trạng nặng ngực, đau thắt ngực khi người bệnh bước sang tuổi trung niên, lúc này sự giãn nở của cơ tim kém dần đi khiến đoạn cầu cơ bị ép chặt gây giảm lượng máu đến nuôi tim.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, cầu cơ mạch vành có thể là nguyên nhân dẫn tới một số biến cố nguy hiểm hơn như.

Mặc dù tỷ lệ các biến cố nghiêm trọng này không nhiều và vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu cầu nối cơ tim có gây ra các biến cố này hay không nhưng bạn vẫn không nên chủ quan.

Nếu bạn hoặc người thân đang bị cầu cơ mạch vành, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn cách sống khỏe với căn bệnh này.

ITK-219.png

Cách chẩn đoán cầu cơ tim chính xác 

Do hầu hết người bệnh không có triệu chứng nên bác sĩ cần chẩn đoán cầu cơ mạch vành qua xét nghiệm hình ảnh. Một số xét nghiệm chẩn đoán cầu cơ tim phổ biến là chụp chọn lọc động mạch vành, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính… Cụ thể:

  • Chụp động mạch vành qua da kiểm tra đường kính động mạch vành bị thu hẹp giữa thời kỳ tâm thu (dấu hiệu Milking effect).
  • Siêu âm trong lòng mạch (IVUS), Doppler trong động mạch vành (ICD) hoặc dụng cụ đo áp lực trong động mạch vành cho phép quan sát và lượng giá được hình thái cũng như hoạt động của cầu cơ. 
  • Chụp nhấp nháy (SPECT) hoặc SPECT gắng sức giúp phát hiện vùng cơ tim bị thiếu máu ở người bệnh. 
  • Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) tìm dấu hiệu đoạn động mạch vành chui sâu vào lớp cơ tim.
  • Điện tâm đồ gắng sức nhằm phát hiện tình trạng thiếu máu đến tim do đoạn cầu cơ bị chèn ép.

Chụp động mạch vành qua da là phương pháp “vàng” trong chẩn đoán cầu cơ tim

Chụp động mạch vành qua da là phương pháp “vàng” trong chẩn đoán cầu cơ tim

Cách điều trị cầu cơ động mạch vành 

Hầu hết người bệnh chưa cần điều trị nếu không có triệu chứng. Đối với những người đã biểu hiện bệnh sẽ được điều trị nhằm giảm bớt triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng các phương pháp sau: 

Điều trị bằng thuốc  

Đây là phương pháp đầu tay trong điều trị cầu cơ tim. Những thuốc thường được bác sĩ kê bao gồm: 

  • Thuốc chẹn Beta giao cảm (Acebutolol, metoprolol, nebivolol…): Nhóm thuốc này có thể làm thư giãn cơ tim giảm sức ép lên động mạch vành, tăng tưới máu nuôi tim, từ đó giảm triệu chứng đau ngực và nguy cơ biến cố cho người bệnh.
  • Thuốc chẹn kênh canxi nhóm nondihydropyridine (phenylalkylamine, benzothiazepine…): Nhóm này cũng có khả năng giảm đau ngực, thiếu máu tim. Tuy nhiên do bằng chứng nghiên cứu trên cầu cơ tim ít hơn, nhóm này chỉ nên dùng khi có chống chỉ định dùng chẹn beta.

Lưu ý: Người bệnh cầu cơ tim có biểu hiện đau thắt ngực không nên dùng Nitroglycerin để cắt cơn. Nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc này có thể làm các đoạn cầu cơ bị chèn ép nhiều hơn trong thì tâm thu.

Điều trị bằng phẫu thuật  

Khi người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị, các triệu chứng ngày một nặng hơn và mất kiểm soát bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật hay can thiệp. Ba phương pháp phổ biến nhất là can thiệp đặt stent, mổ bắc cầu nối động mạch vành hoặc mổ cắt bỏ phần sợi cơ tim gây chèn ép đoạn  động mạch vành. 

Tuy nhiên, với phẫu thuật cắt bỏ phần sợi cơ tim, nhiều khi không xác định được chính xác đường đi của đoạn động mạch vành trong các lớp cơ tim, vì thế dễ dẫn đến rủi ro phình vách thất. Do đó, bác sĩ thường thay thế bằng biện pháp can thiệp đặt stent. Những trường hợp đặt stent thất bại thì mổ bắc cầu vẫn là hướng điều trị hiệu quả hơn cả.

Thảo dược giúp làm giảm nhẹ bệnh cầu cơ tim 

Nhiều thảo dược thiên nhiên có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh cầu cơ tim

Nhiều thảo dược thiên nhiên có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh cầu cơ tim

Hiện nay, sử dụng thảo dược thiên nhiên như Đan sâm, Hoàng đằng… để hỗ trợ điều trị bệnh cầu cơ mạch vành là một phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bổ sung thảo dược không thể làm mất dải cơ nằm đè trên đoạn mạch vành do đây là bệnh lý bẩm sinh, nhưng sẽ giúp cải thiện hiệu quả tuần hoàn mạch vành, giảm gánh nặng cho tim và áp lực lên đoạn mạch vành nằm trong cơ tim. 

Để thuận tiện và đảm bảo liều lượng, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ có thành phần thảo dược thiên nhiên bào chế dạng viên nén. Tuy nhiên do trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch nên để đảm bảo hiệu quả và an tâm khi sử dụng, người bệnh nên ưu tiên sử dụng sản phẩm kiểm chứng lâm sàng và có kết quả đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cầu cơ mạch vành  

Đa phần khi biết mình bị mắc bệnh cầu cơ mạch vành, người bệnh thường đặt ra một số câu hỏi cho bác sĩ như sau: 

Bệnh cầu cơ mạch vành có thể chữa khỏi không? 

Bệnh cầu cơ mạch vành chưa thể chữa khỏi hoàn toàn do đây là bệnh lý bẩm sinh. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc, phẫu thuật đều chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng.

Tuy không thể chữa khỏi, nhưng nếu không biểu hiện triệu chứng người bệnh không cần dùng thuốc. Còn nếu có bất cứ triệu chứng nào, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bị cầu cơ mạch vành, bạn cần thăm khám bác sĩ định kỳ

Nếu bị cầu cơ mạch vành, bạn cần thăm khám bác sĩ định kỳ

Người bệnh cầu cơ tim có tập thể dục được không? 

Bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh cầu cơ tim vẫn có thể tập thể dục bình thường, nhưng không được tập các bài tập quá sức. Những bài tập phù hợp với người bệnh cầu cơ là đi bộ, đạp xe, yoga, thiền.

Ngoài ra để giảm các triệu chứng của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn bệnh tiến triển thì người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh:

  • Hạn chế sử dụng dầu động vật, mỡ động vật, thay vào đó nên dùng dầu thực vật khi chế biến thức ăn. 
  • Hạn chế muối và các thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cà muối, kim chi, đồ hộp…
  • Bổ sung đa dạng các loại hoa quả tươi và rau xanh.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, ngủ đủ giấc

Hy vọng qua bài biết, mọi người nắm được những thông tin hữu ích về bệnh cầu cơ mạch vành. Người bệnh lưu ý khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại bình luận hoặc gọi vào số hotline của chúng tôi để được tư vấn!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: vnha.org.vn, ncbi, texasheart, stanfordhealthcare, bvcdn, hahoangkiem

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang –  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Bình luận