Những lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh suy tim bạn cần biết
Để điều trị bệnh tim mạch nói chung và bệnh suy tim nói riêng một cách toàn diện thì áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa suy tim tiến triển nặng hơn.
Ăn nhạt, hạn chế ăn đồ nhiều muối natri
Với người bệnh suy tim cần phải ăn càng nhạt càng tốt vì muối có thể gây tích tụ nước, tăng áp lực lên tim, gây nên triệu chứng phù nề và làm bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối còn làm tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận vì thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng muối dư thừa. Những điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy tim.
Vì thế, người bệnh suy tim cần chú ý mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1,5 - 2g muối, tương đương với 1/2 muỗng cà phê. Bạn nên ăn các đồ ăn dạng hấp, luộc, hạn chế ăn đồ kho, đồ sấy, tẩm ướp muối mặn, đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn, các loại snack, khoai tây chiên, đồ ăn vặt… Thay vào đó nên tự nấu ăn, có thể thêm các loại gia vị khác để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Người bệnh suy tim nên ăn càng nhạt càng tốt
>>> Xem thêm: 7 biến chứng suy tim nguy hiểm và cách phòng ngừa hiệu quả
Kiểm soát lượng nước uống hằng ngày
Khác với người bình thường cần bổ sung khoảng 2L nước/ngày, người bệnh suy tim cần kiểm soát lượng nước uống vào nghiêm ngặt hơn. Tùy vào mức độ suy tim, chức năng thận, thời tiết (có nắng nóng hay không) và mức độ hoạt động mà người bệnh suy tim nên uống từ 1 - 1,5 L nước/ngày. Suy tim càng nặng thì càng phải kiểm soát lượng nước uống vào. Người bệnh nên uống khi khát, uống chia nhiều lần trong ngày, nên chọn uống nước lọc, không nên uống nước có lượng đường cao, không nên uống đồ uống có cồn…
Chế độ uống nước hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì nếu uống nước quá nhiều cũng có thể gây tích nước và làm tăng gánh nặng lên tim, làm đẩy nhanh tiến triển bệnh suy tim, khiến người bệnh gặp các triệu chứng như phù nề, khó thở, mệt mỏi nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Người bệnh tim mạch nên phòng suy tim như thế nào?
Bổ sung thực phẩm giàu kali
Kali là một chất điện giải có vai trò quan trọng giúp điều hòa nhịp tim, huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kali có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người bệnh suy tim cũng như giúp giảm các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, phù nề, khó thở. Một số loại thực phẩm giàu kali mà bạn có thể tham khảo bổ sung cho người bệnh suy tim như:
- Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, cà chua, khoai lang...
- Trái cây: Chuối, cam, bưởi, dưa hấu, dâu tây…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai…
- Thịt nạc: Cá, thịt gà, thịt lợn nạc…
- Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu lăng…
- Hạt và quả hạch: Hạnh nhân, hạt điều, óc chó…
Nhóm thực phẩm giàu kali tốt cho người bệnh suy tim
Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa
Cholesterol và chất béo bão hòa là những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Khi tiêu thụ quá nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, cholesterol có thể tích tụ trong động mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, gây cản trở lưu thông máu. Điều này có thể khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, làm tình trạng suy tim trở nên tồi tệ hơn. Để hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa thì bạn nên chú ý:
- Hạn chế ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, da động vật.
- Chọn thịt nạc, cá, thịt gà không da.
- Sử dụng các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo.
- Chọn dầu ăn tốt cho tim mạch như: Dầu ô liu, dầu hạt cải, v.v.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
Chia nhỏ bữa ăn và lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Khi ăn một bữa ăn lớn, tim phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Ở người bệnh suy tim có chức năng tim kém, tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, thì điều này cũng có thể gây cho người bệnh suy tim các triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi.
Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp giảm lượng thức ăn cần tiêu hóa trong mỗi bữa, giúp tim hoạt động nhẹ nhàng hơn. Đồng thời việc này còn giúp tạo thêm cảm giác ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Chuyên gia khuyến cáo người bệnh suy tim nên chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ và nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, đồ ăn mềm.
Chia nhỏ bữa ăn giúp người bệnh suy tim hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cải thiện bệnh suy tim
Hiện nay có nhiều người lựa chọn dùng thêm sản phẩm thảo dược thảo dược hỗ trợ vì hiệu quả hỗ trợ cải thiện suy tim, giảm triệu chứng mà sản phẩm mang lại
Bạn nên lựa chọn sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho người bệnh tim mạch, uy tín hơn 15 trên thị trường, đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao. Sản phẩm cần được bào chế bằng công nghệ lượng tử để đảm bảo độ tinh sạch và hàm lượng hoạt chất sinh học cao, giúp sản phẩm đạt chất lượng cao hơn.
Sản phẩm thảo dược an toàn, lành tính, không tương tác thuốc, không ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày và cơ quan tạo máu nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
TPBVSK Ích Tâm Khang là giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim được nhiều người tin dùng
>>> Xem thêm: Ích Tâm Khang - Công bố kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng 2024
Bên cạnh áp dụng chế độ ăn hợp lý và dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện suy tim, người bệnh cũng nên đi khám định kỳ, dùng thuốc theo đơn, kiểm soát huyết áp, nhịp tim, mỡ máu, đường huyết… và tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các lưu ý dinh dưỡng cho người bệnh suy tim.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh tim mạch, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận