Phương pháp đặt stent động mạch vành: Những lưu ý cần biết
Để điều trị bệnh động mạch vành, đặt stent là một chỉ định cần thiết với những người có trường hợp mạch vành tắc hẹp nặng. Mặc dù đây là một phương pháp phổ biến, có tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn có một số rủi ro nhất định. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị bệnh mạch vành này và một số lưu ý điều trị trong bài viết dưới đây
Bệnh mạch vành là gì ? Khi nào cần đặt stent động mạch vành?
Động mạch vành tim đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống và hoạt động của tim. Hệ thống mạch máu này đảm nhiệm chức năng cung cấp máu giàu oxy và dưỡng chất thiết yếu cho cơ tim, giúp tim hoạt động hiệu quả và bơm máu đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
Bệnh mạch vành là tình trạng các động mạch vành tim bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do sự tích tục của các mảng xơ vữa, cục máu đông. Điều này làm cho thành mạch máu bị tổn thương và bị giảm độ đàn hồi, đồng thời lòng mạch bị co hẹp khiến lưu lượng máu cung cấp cho tim bị giảm sút. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim, gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi. Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim nghiêm trọng và kéo dài, có thể dẫn đến một phần cơ tim bị hoại tử do thiếu máu và gây nên biến chứng nhồi máu cơ tim. Nếu bệnh mạch vành không được điều trị, có thể dẫn đến suy tim.
Mạch vành là mạch máu quan trọng nuôi dưỡng cho tế bào cơ tim
Để điều trị bệnh mạch vành, tùy vào mức độ mà người bệnh có thể được chỉ định đặt stent động mạch vành. Đặt stent mạch vành là thủ thuật can thiệp tim mạch nhằm cải thiện lưu lượng máu đến tim bằng cách sử dụng một khung kim loại nong rộng và giữ cố định mạch vành đang hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa. Hiện nay có nhiều loại stent như stent kim loại, stent phủ thuốc, stent tự tiêu, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể và điều kiện kinh tế của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn cho người bệnh loại stent phù hợp nhất.
Đặt stent động mạch vành sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bệnh mạch vành có các mảng xơ vữa, cục máu đông gây chít hẹp mạch vành khoảng từ 70% trở lên tùy thuộc vào tần suất triệu chứng đau ngực, khó thở và khả năng bù trừ của tim. Người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.
- Người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, có bất thường về cấu trúc động mạch vành…
Đặt stent mạch vành giúp làm mở rộng đoạn mạch bị tắc nghẽn
Một số trường hợp chống chỉ định đặt stent để điều trị bệnh mạch vành như:
- Người có nguy cơ chảy máu cao: Ví dụ, người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc người có bệnh máu khó đông.
- Người có phản ứng dị ứng với stent (hiếm gặp).
- Người có bệnh tim mạch nặng: Trong một số trường hợp, đặt stent mạch vành có thể không an toàn đối với những người có bệnh tim mạch nặng.
Tuy nhiên quyết định đặt stent hay không sẽ được đưa ra bởi bác sĩ tim mạch dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố như mức độ hẹp của động mạch vành, triệu chứng của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe tổng thể và nguy cơ biến chứng.
Bạn cần đi khám và đến các cơ sở y tế uy tín để được đặt stent mạch vành
Một số lưu ý sau khi đặt stent mạch vành bạn cần chú ý
Mặc dù đặt stent mạch vành là một thủ thuật an toàn và có tỷ lệ thành công cao, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim và giảm triệu chứng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, đặt stent cũng tiềm ẩn một số nhược điểm như gây chảy máu, nhiễm trùng tại vị trí đặt stent, hình thành cục máu đông xung quanh stent làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, phản ứng dị ứng (hiếm gặp), tái tắc nghẽn mạch sau phẫu thuật.
Để giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ trên và giúp kéo dài tuổi thọ của stent đã đặt, giúp người bệnh mạch vành cải thiện sức khỏe tốt và giảm được các triệu chứng đau ngực, khó thở thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sử dụng thuốc lâu dài
Sau khi đặt stent, bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài để ngăn ngừa cục máu đông hình thành xung quanh stent. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cần sử dụng các loại thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm cholesterol để kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch. Việc sử dụng thuốc chống đông máu lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu, bầm tím, loãng máu. Vì thế nếu phát hiện có hiện tượng bất thường, bạn nên đi khám ngay.
Người bệnh sau khi đặt stent cần phải dùng thuốc chống đông máu lâu dài
Duy trì lối sống khoa học
Đặt stent thành công không có nghĩa là bệnh khỏi hoàn toàn. Vì thế bên cạnh việc dùng thuốc tây thì người bệnh cũng cần thay đổi lối sống để giảm nguy cơ tái tắc nghẽn động mạch vành. Cụ thể như:
- Bỏ hút thuốc lá
- Ăn uống lành mạnh, ăn nhạt, hạn chế thức ăn nhanh và đồ ăn dầu mỡ.
- Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên nên tránh vận động mạnh sau 2-3 ngày khi đặt stent.
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Kiểm soát căng thẳng
- Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết
Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ
Dùng thêm sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ cải thiện bệnh mạch vành và giúp người bệnh sau phẫu thuật đặt stent ổn định sức khỏe là điều cần thiết và được nhiều người bệnh áp dụng hiện nay.
Nổi bật có thể kể đến sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian với hoạt chất chính là Dihydroquercetin (Taxifolin). Đây là hoạt chất đã được viện Hàn lâm khoa học Nga nghiên cứu chứng minh có nhiều tác dụng giúp ức chế quá trình xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, giảm mức độ tắc hẹp mạch vành, giúp phục hồi và cải thiện tuần hoàn vi mạch vành, và cải thiện hiệu quả tình trạng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi.
Sản phẩm được bào chế bằng công nghệ lượng tử, an toàn, lành tính nên bạn có thể yên tâm sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để hỗ trợ cải thiện bệnh mạch vành hiệu quả hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị các bệnh lý tim mạch, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn.
Bình luận